Có một đứa trẻ hỏi bố mình: "Chúng ta có tiền không bố?", người bố trả lời: "Bố có tiền, còn con thì không". Đứa trẻ này được bố dạy dỗ rằng chúng không có gì trong tay, nếu muốn được như bố, chúng phải tự lao động, tự kiếm sống mới mong có được nhiều tiền như bố. Vì vậy, đến khi trưởng thành đã tạo dựng được cơ nghiệp ổn định.

Một đứa trẻ khác cũng hỏi bố: "Bố ơi, chúng ta có tiền không?", người bố này đáp: "Mình có rất nhiều tiền, sau này tiền đó sẽ là của con". Và đứa trẻ này bắt đầu trở nên kiêu ngạo, không lao động, tiêu xài hoang phí và kết quả đến khi gia đình phá sản, chúng như rớt xuống vực, không biết nương tựa vào đâu để sinh sống.

Người xưa có câu: "Không ai giàu 3 họ", bạn có nghĩ đây là câu nói đùa hay không? Câu chuyện dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về sự khác biệt trong cách giáo dục của những gia đình khác nhau.

Nuông chiều con cái không phải là tình yêu đích thực của bố mẹ và bài học dạy con khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mùa hè năm ngoái, một ông bố giàu có sống ở Bắc Kinh đã đưa con trai 13 tuổi sang nước ngoài ở nhờ nhà của em trai, tức là chú của cậu bé. Ông bố cho biết, muốn con ra nước ngoài để biết đây biết đó và học được nhiều điều. Bởi vì chú thường hay ra ngoài làm việc, nên chỉ có thím ở nhà. Ông bố đã nhờ vả em dâu: "Mong thím chăm sóc thằng bé, gia đình xin cảm ơn rất nhiều". Từ đó, người thím bắt đầu sống chung với "cậu ấm" của anh chồng.

Ngay từ lúc cậu bé xuống sân bay, người thím đã đến chào hỏi và đồng thời cũng nói cho cậu bé biết cần làm gì trong thời gian sắp tới:

"Thím là thím của con. Trong một tháng tới, con sẽ ở với thím. Nhưng thím muốn nói với con một điều, thím không chịu trách nhiệm chăm sóc cuộc sống của con, bởi vì thím không nợ bố con, anh ấy cũng không nợ thím, vì vậy giữa thím và bố con là bình đằng. Con đã 13 tuổi rồi, vì vậy không thể nói rằng không có kỹ năng sống. Cho nên, từ ngày mai, con phải tự thức dậy, thím sẽ không gọi con. Sau khi dậy, con phải tự làm đồ ăn sáng. Bởi vì, thím phải đi làm nên không thể giúp con được. Sau khi ăn xong, con phải tự rửa bát thật sạch sẽ. Đồ đạc, quần áo thay ra con phải tự giặt giũ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, ở đây có bản đồ cũng như thời gian của xe buýt công cộng. Con hãy tự mình nghiên cứu và quyết định đi đâu chơi. Khi nào thím có thời gian thím sẽ chở con đi, nhưng nếu không có thời gian, con hãy tự tìm hiểu mọi thứ như lịch trình, tuyến đường. Tóm lại, con cần phải tự mình quyết định vấn đề trong cuộc sống của con. Thím cũng có việc riêng của mình, hy vọng con đến đây không đem lại phiền phức cho gia đình chú thím".

Nuông chiều con cái không phải là tình yêu đích thực của bố mẹ và bài học dạy con khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh - Ảnh 2.

Đứa trẻ cần chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. (Ảnh minh họa)

Nghe người thím nói, cậu bé 13 tuổi nheo mắt lắng nghe từng câu từng chữ. Có lẽ những điều đó đã tác động đến suy nghĩ của cậu và cảm thấy đây hoàn toàn là một thế giới mới. Bởi lẽ, khi còn ở Bắc Kinh, tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của cậu bé đều do bố mẹ chịu trách nhiệm. Khi người thím hỏi rằng: "Con hiểu những gì thím nói chứ?", cậu bé liền gật đầu: "Dạ, con hiểu rồi".

Đêm hôm đó, cậu bé suy nghĩ: "Thím nói đúng, cô ấy không nợ bố mình, lại càng không nợ mình. Mình đã 13 tuổi rồi, cũng đã là một cậu bé trưởng thành rồi. Mình cũng phải tự làm mọi việc thôi".

Một tháng sau, cậu bé trở về Bắc Kinh, mọi người trong nhà đều rất kinh ngạc vì trong thời gian ngắn ngủi, cậu bé đã thay đổi rất nhiều. Chuyện gì cũng tự tay mình làm, cậu bé tự chăm sóc cho cuộc sống mình chu toàn từ việc tự thức dậy, tự làm đồ ăn sáng, tự rửa bát, lau dọn phòng ngủ, biết sử dụng máy giặt, lại còn ngủ nghỉ đúng giờ, đối với người khác vô cùng lễ phép… Thấy sự thay đổi vượt bậc của con trai, bố cậu bé đã hỏi người thím: "Thím đã dùng cách gì mà thằng bé lại trưởng thành và hiểu chuyện như thế này?". Người thím đã kể câu chuyện của mình và nói rằng 'nuông chiều con cái, không phải là tình yêu đích thực của bố mẹ' khiến bố cậu bé khâm phục. 

Nuông chiều con cái không phải là tình yêu đích thực của bố mẹ và bài học dạy con khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh - Ảnh 3.

Phận làm bố mẹ, hãy học cách buông bỏ, để con trẻ tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chúng. (Ảnh minh họa)

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều bố mẹ yêu chiều con quá mức, chỉ cần chúng muốn có gì thì sẽ có thứ đó. Họ sẽ dành cho các con những điều tốt nhất mà bất chấp mọi thứ. Thậm chí, có người lo lắng cho cuộc sống sau này của con, sẵn sàng chuẩn bị con đường màu hồng để cuộc đời con suôn sẻ, nhưng bỏ qua khả năng và sự lựa chọn của chính đứa trẻ đó.

Có nhiều bố mẹ không quan tâm hay tôn trọng sở thích của con, họ chỉ làm những thứ mà họ muốn, từ việc con ăn gì, con thích gì, con ở đâu, tất cả mọi thứ đều do họ quyết định. Trên thực tế, bố mẹ cần phải tìm hiểu con nhiều hơn, cho chúng có tiếng nói, vì chúng cũng có cảm xúc, đừng bắt chúng làm những điều chúng không thích. Hãy để chúng tự thích nghi với cuộc sống của chính mình. Có như thế thì đến khi không có bố mẹ bên cạnh, các con mới tự sống được.

Trẻ em cũng có tương lai, khi chúng lớn lên chúng cũng phải ra đời, tự mình tạo dựng cuộc sống. Vì vậy so với việc bố mẹ chuẩn bị hết mọi thứ thì hãy để con tự lập, và việc bố mẹ cần làm là hỗ trợ và giúp đỡ chúng khi cần. Phận làm bố mẹ, hãy học cách buông bỏ, để con trẻ tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chúng.

(Nguồn: Secretchina)