Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một loại rau củ nổi tiếng và là một trong những thực phẩm được sử dụng rộng rãi trên thế giới với những lợi ích sức khỏe từ đầu đến chân. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vỏ khoai tây cũng mang lại lợi ích sức khỏe không hề kém.
Vỏ khoai tây có màu sắc thay đổi từ vàng, rám nắng đến nâu nhạt và cũng có thể từ đỏ sang trắng. Nó có mùi thơm như bùn và vị đắng khi ăn sống. Đây là lý do tại sao vỏ khoai tây hay bất kỳ loại rau nào nói chung đều được chiên hoặc luộc lên rồi mới ăn.
Theo USDA, 100g vỏ khoai tây sống chứa 83,3g nước và cung cấp 243kJ năng lượng. Nó cũng chứa 2,57g protein, 30mg canxi, 3,24mg sắt, 11,4mg vitamin C...
Theo nghiên cứu của khoa học, vỏ khoai tây đem lại những lợi ích sức khỏe to lớn:
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu đăng tải trên Healthiline, vỏ khoai tây có hoạt tính khử gốc hoặc chống oxy hóa mạnh do sự hiện diện của hai hợp chất phenolic chiếm ưu thế là axit chlorogenic và axit gallic. Các hợp chất này có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt bằng cách giảm tổn thương tim do các gốc tự do. Vỏ khoai tây cũng chứa một lượng kali đáng kể giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể.
Có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
Vỏ khoai tây có các hợp chất kháng khuẩn mạnh chống lại một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra. Điều này là do sự hiện diện của tecpen và các hợp chất hữu cơ flavonoid có trong vỏ. Khi tiêu thụ, nó có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, tính chất kháng khuẩn của vỏ khoai tây được coi là an toàn để sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vì chúng là sản phẩm từ tự nhiên có vai trò chống lại các mầm bệnh từ thực phẩm và giúp
bảo quản thực phẩm.
Giúp chữa lành vết thương
Theo Health, vỏ khoai tây hoạt động như một sản phẩm chữa lành vết thương tự nhiên và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở vùng da bị tổn thương. Nó có khả năng làm lành da bằng cách thúc đẩy sự phát triển của tế bào, chữa liền vết thương. Chưa kể, sử dụng băng gạc từ vỏ khoai tây vừa rẻ, vừa tiện lại ít đau hơn và dễ áp dụng.
Có đặc tính kháng vi-rút
Vỏ khoai tây không chỉ có chất kháng khuẩn và kháng nấm mà còn có đặc tính kháng vi-rút, cụ thể là chống lại vi-rút gây
bệnh đường ruột. Axit chlorogenic và caffeic trong vỏ khoai tây là các hợp chất phenolic chính chịu trách nhiệm cho hoạt động này.
Theo một nghiên cứu trên Health, khoai tây nướng để nguyên vỏ cung cấp lượng sắt tối đa cho cơ thể. Một nghiên cứu khác nói rằng vỏ khoai tây chứa 55% sắt trong tổng hàm lượng sắt của một củ khoai tây. Trong khi đó, sắt là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sản xuất và cung cấp các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bổ sung vỏ khoai tây có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như thiếu máu.
Giảm cân
Vỏ khoai tây là một loại thực phẩm chứa ít chất béo, nhiều năng lượng và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C, kali và chất xơ. Những chất dinh dưỡng trong vỏ khoai tây biến nó thành thực phẩm đáng được liệt kê vào danh sách của chế độ ăn kiêng. Tiêu thụ các món ăn từ vỏ khoai tây giúp bạn tràn đầy năng lượng và no lâu hơn, đồng thời cũng giúp kiểm soát lượng calo của bạn.
Giàu chất chống oxy hóa
Anthocyanins là flavonoid tạo cho trái cây hoặc rau củ có màu sắc tự nhiên. Các loại củ như khoai tây, nhất là khoai tây có màu đỏ, vàng và tím chứa rất nhiều flavonoid. Vỏ khoai tây có lượng anthocyanins dồi dào hơn so với phần thịt củ nên có vai trò ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đến các bệnh mãn tính tốt hơn.
Giảm lượng glucose
Một nghiên cứu trên Mayo clinic cho thấy, vỏ khoai tây chứa chất xơ và polyphenol, giúp giảm lượng đường khi được thêm vào chế độ ăn uống trong 4 tuần. Ngoài ra, vỏ khoai tây cũng giúp giảm tổn thương gan, thận do các gốc tự do và cải thiện chức năng của chúng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Chúng cũng giúp ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh mắt do chứa nhiều glucose.
Khoai tây có chứa glycoalkaloids để tránh côn trùng và động vật ăn cỏ tấn công. Khi tiếp xúc với ánh sáng, nồng độ của hóa chất này tăng lên có thể gây hại cho cơ thể khi tiêu thụ quá mức. Tuy nhiên, với một lượng nhỏ, nó có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng glycoalkaloid tinh khiết được cô lập có thể giúp ngăn ngừa một loạt bệnh ung thư như
ung thư cổ tử cung, gan, dạ dày và ung thư hạch.
Kiểm soát bệnh viêm cân mạc hoại tử
Viêm cân mạc hoại tử (NF) là một tình trạng da hiếm gặp, có thể gây tử vong. Như đã nói ở trên, vỏ khoai tây có tác dụng tuyệt vời đối với vùng da bị thương nhưng nó cũng có thể có hiệu quả đối với nhiều tổn thương da mãn tính, lây lan nhanh và đa vi khuẩn như NF nhờ các glycoalkaloid có trong khoai tây như alpha chaconine và alpha solanine.
Những lợi ích khác
Vỏ khoai tây có những lợi ích không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn cả các lĩnh vực khác. Nó là nguồn năng lượng tái tạo tuyệt vời như khí sinh học, làm thức ăn gia súc bổ dưỡng, làm
chất bảo quản thực phẩm, làm dược liệu và nhiều công dụng nổi bật khác. Có lẽ từ nay trở đi, bạn nên ứng dụng nhiều hơn loại vỏ này trong cuộc sống của mình.
Chọn khoai tây có vỏ như thế nào để ăn đảm bảo sức khỏe?
Giới chuyên gia nhận định không nên ăn khoai tây có vỏ còn xanh. Nguyên nhân bởi khoai tây là một loại củ mọc dưới đất. Khi tiếp xúc với ánh sáng, chúng bắt đầu sản xuất chất diệp lục như một quá trình tự nhiên.
Điều này dẫn đến sự hình thành alkaloid solanine khiến khoai tây có vị đắng. Khi tiêu thụ với lượng lớn có thể gây độc cũng như nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây như này ra khỏi chế độ ăn uống. Khi chọn khoai tây, chú ý chọn những củ có vỏ trông tươi và không có mảng xanh. Nên bảo quản khoai tây tránh ánh sáng mặt trời và thông gió thích hợp.