Ngoài ra, những vấn đề về gan, ung thư bàng quang, tiểu đường, xương giòn, dễ vỡ, tổn thương trên da đều có thể là hậu quả từ tình trạng ô nhiễm không khí. Cùng với những rắc rối về khả năng sinh sản, thai nhi và trẻ em cũng là đối tượng chịu tác động từ không khí độc hại.

Những tổn thương mang tính hệ thống đó do các chất ô nhiễm gây viêm xâm nhập cơ thể, những hạt bụi siêu mịn lang thang khắp mọi ngóc ngách trong cơ thể qua máu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là "vấn nạn với sức khỏe cộng đồng", với hơn 90% dân số thế giới phải chịu đựng không khí ngoài trời độc hại. Theo những phân tích mới, 8,8 triệu người mất sớm mỗi năm - gấp đôi so với con số ước tính trước đó - biến ô nhiễm không khí trở thành sát thủ dữ dội hơn cả thói quen hút thuốc lá.

Nhưng tác động của các chất ô nhiễm khác nhau tới sức khỏe, gây tổn thương về tim, phổi do không khí bẩn mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

Các nhà khoa học tại Diễn đàn Hiệp hội Hô hấp Quốc tế trong 2 bản báo cáo đăng trên tạp chí Chest, khẳng định: "Ô nhiễm không khí có thể gây hại cấp tính cũng như mãn tính, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể. Các phân tử siêu mịn đi xuyên qua phổi, được các tế bào hấp thu và di chuyển qua máu để tiếp cận với tất cả tế bào trong cơ thể".

Ô nhiễm không khí hủy hoại "mọi cơ quan trong cơ thể" nghiêm trọng đến thế này - Ảnh 2.

Tiến sĩ Maria Neira, giám đốc lĩnh vực sức khỏe môi trường và cộng đồng của WHO, cho biết.

Hi vọng những nghiên cứu tương lai sẽ chỉ ra nhiều tác hại khác của ô nhiễm không khí, ví dụ như các vấn đề như bệnh Parkinson hay tự kỉ...

Ô nhiễm không khí tấn công mọi bộ phận trên cơ thể như thế nào?

WHO gọi ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng" bởi tác động sâu rộng của nó không phải lúc nào cũng gắn với không khí độc hại.

1. Tim và phổi

Hiện có rất nhiều bằng chứng cho thấy không khí ô nhiễm gây tác hại nghiêm trọng không chỉ tới phổi mà còn tới tim. Nó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim do mạch máu bị hẹp lại và các cơ yếu đi.

Ô nhiễm không khí hủy hoại "mọi cơ quan trong cơ thể" nghiêm trọng đến thế này - Ảnh 4.

Một nguyên nhân của tổn thương diện rộng mà ô nhiễm không khí gây ra là các hạt bụi siêu mịn có thể luồn lách vào phổi và có thể di chuyển khắp cơ thể. 

"Chúng trực tiếp bám vào các cơ quan. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, các hạt siêu mịn thậm chí có thể đi thẳng vào khu thần kinh khứu giác trong não", giáo sư Schraufnagel lý giải.. 

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cũng gợi ý rằng, không khí ô nhiễm còn ảnh hưởng tới cách thức vận hành của gen.

2. Bộ não và tâm trí

Ô nhiễm không khí hủy hoại "mọi cơ quan trong cơ thể" nghiêm trọng đến thế này - Ảnh 5.

Đột quỵ, sa sút trí tuệ, suy giảm trí thông minh đều là các bệnh ảnh hưởng đến não có liên quan tới không khí ô nhiễm. Còn có bằng chứng cho thấy, giấc ngủ kém có thể là hậu quả của việc hít thở phải không khí độc hại.

Giáo sư Schraufnagel tiết lộ, nguyên do chính của tổn thương lan rộng mà ô nhiễm không khí gây ra này nằm ở tình trạng viêm hệ thống: "Tế bào miễn dịch nghĩ rằng, một phân tử ô nhiễm là vi khuẩn nên đã truy đuổi nó và cố gắng tiêu diệt nó bằng cách giải phóng enzyme và axit. Các protein gây viêm đó lan khắp cơ thể, ảnh hưởng đến não, thận, tuyến tụy và nhiều cơ quan khác. Theo thuật ngữ tiến hóa, cơ thể đã tiến hóa để bảo vệ chính mình khỏi các bệnh nhiễm trùng, chứ không phải ô nhiễm".

3. Các cơ quan ở ổ bụng

Ô nhiễm không khí hủy hoại "mọi cơ quan trong cơ thể" nghiêm trọng đến thế này - Ảnh 6.

Trong số nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm có gan. Ban đầu, giáo sư Schraufnagel cảm thấy ngạc nhiên trước điều này nhưng ông đã nghĩ lại khi xét đến vai trò của gan trong quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. 

Nghiên cứu khoa học được nhắc tới trong bản phân tích cũng chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và đường ruột, nơi xảy ra cả sự gia tăng hội chứng ruột kích thích.

Ngay cả da và xương cũng chịu chung số phận như các cơ quan khác trước tác động của không khí độc hại, với làn da bị lão hóa, xương trở nên giòn, dễ vỡ.

4. Sinh sản, thai nhi

Ô nhiễm không khí hủy hoại "mọi cơ quan trong cơ thể" nghiêm trọng đến thế này - Ảnh 7.

Có lẽ tác động kinh sợ nhất của không khí ô nhiễm là tổn thương tới chức năng sinh sản và thai nhi. Tiếp xúc với không khí bẩn khiến khả năng sinh sản suy giảm và gia tăng nguy cơ sẩy thai.

Thai nhi cũng không tránh khỏi tác động từ không khí độc hại, bao gồm: Trẻ sinh ra nhẹ cân, phổi chậm phát triển, gia tăng béo phì tuổi ấu thơ, bệnh bạch cầu và nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Đã đến lúc các bác sĩ nên lên tiếng

Giáo sư Schraufnagel lo ngại thực tế là nhiều bác sĩ không hay biết về tổn thương diện rộng này lại liên quan tới không khí ô nhiễm: "Một số không biết rằng, không khí độc hại tác động tới các cơ quan mà họ chuyên trách. Nó còn ảnh hưởng tới chính các cơ quan trong cơ thể bác sĩ và lẽ ra họ phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Họ cần giáo dục cho các bệnh nhân của mình và sau đó, chính họ nên lên tiếng" để cổ vũ hành động thiết thực nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của ô nhiễm môi trường".

Các nhà nghiên cứu không thể thử nghiệm trên người và do đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ đáng kể giữa chất lượng không khí kém với bệnh tật nhưng lại không thể chứng minh mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Các nhà khoa học tiến hành hai phân tích trên cảnh báo rằng: "Tác hại xảy ra ngay cả ở các mức độ dưới chuẩn chất lượng không khí được coi là an toàn trước đây. Nhưng tin tốt là vấn đề ô nhiễm không khí vẫn có thể được giải quyết".

Giáo sư Schraufnagel nhấn mạnh: "Cách tốt nhất để giảm tiếp xúc kiểm soát nguồn căn ô nhiễm không khí".