Gần đây, người tiêu dùng xứ Trung vừa nhận được một cú lừa “siêu to khổng lồ” đến từ thương hiệu Charles & Keith (C&K) phiên bản… fake.

Nếu không phải tín đồ hàng hiệu hoặc không rành tiếng Anh, nhiều người sẽ dễ dàng lầm tưởng cửa hàng “Cherlss & Keich” này chính là chi nhánh thực sự của C&K tại Trung Quốc. 

Từ logo, font chữ tại store và cả giao diện trên trang web cũng “copy paste” y hệt phiên bản thật. Chỉ tới khi xem lại hàng đã mua, nhiều khách hàng mới tá hỏa phát hiện ra mình đã bị lừa.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 2.

Cửa hàng làm nhái thương hiệu của Charles & Keith tại Trung Quốc.

Thương hiệu giả "Cherlss & Keich" được mở ra đầu năm nay ở Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Thượng Hải, thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc có tên là Quảng Châu Yuantai Leather. Còn thương hiệu Charles & Keith ở Trung Quốc được biết đến là thương hiệu con của Calvin Kein đến từ Mỹ, được biết đến với tên gọi là 'little ck', đã có 95 cửa hàng trên thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp hiếm gặp tại xứ tỷ dân. Với công nghệ sao chép, biến tấu thượng thừa cùng tốc độ cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, Trung Quốc là nơi bạn có thể bắt gặp hàng fake nhiều như rau ngoài chợ. Còn người bản địa ư, họ cũng dễ bị lừa như chúng ta mà thôi!

Từ thương hiệu nổi tiếng cho tới sản phẩm bình dân, đâu đâu cũng thấy bóng dáng hàng fake

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 2.

Mua phải sữa rửa mặt Who giả, cô nàng này tức giận đến mức ví cú lừa này với… chất thải

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 3.

Cô nàng này thì đăng bài cảnh báo bạn bè về mỹ phẩm 3CE fake. Những người bán hàng “có tâm” còn làm thêm hóa đơn fake cho đồng bộ.

Bên cạnh mỹ phẩm và các mặt hàng thời trang, một số thương hiệu đồ uống nổi tiếng như Starbucks, Machi Machi (thương hiệu trà sữa xuất hiện trong MV mới nhất của Châu Kiệt Luân) cũng bị nhái lại không thương tiếc.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 4.

Cư dân mạng Trung Quốc ngậm ngùi khi mua phải trà sữa Machi Machi fake, hương vị và bao bì khác hẳn so với hàng thật.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 5.

Cửa hàng Machi Machi ở Thâm Quyến tự nhận là 1 chi nhánh nhượng quyền của thương hiệu trà sữa Nhật Bản này. Theo thống kê, tổng cộng đã có 110 “cửa hàng nhượng quyền” như thế này tại Trung Quốc.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 6.

Bánh Oreo xịn xếp cạnh bánh Oreo giả. Hai bao bì chỉ khác nhau ở 1 vài nét chữ rất nhỏ, nếu không tinh mắt thì sẽ khó lòng phân biệt được.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 7.

Một thanh niên mua nước suối đóng chai online, nhưng lại nhận về 1 thùng hàng giả. Đến mặt hàng tiêu dùng cơ bản nhất như thế này cũng không thoát khỏi tay của các “bậc thầy sao chép”

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 8.

Một quầy hàng bán cocktail Rio thật và giả ngay cạnh nhau với mức giá chênh lệch khá lớn. Hàng xịn RIO có giá 13 NDT trong khi hàng giả RIQ có giá chỉ 4,9 NDT.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 9.

Giày “Adidas” fake vẫn ngang nhiên bày bán công khai.

Vâng, đây chính là KFC phiên bản kiếm hiệp và phiên bản Obama

Thậm chí, Trung Quốc còn có hẳn 1 tuyến phố toàn những cửa hàng fake

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 11.

Tuyến phố thương mại này nằm ở thành phố Dong Wuxi, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đi dọc tuyến phố, bạn có thể nhận ra hàng loạt các phiên nhái của nhiều thương hiệu quen thuộc như Zara, H&M, Star Bucks. Tuy nhiên, những cửa hàng này thực tế không hề hoạt động mà chỉ là mặt tiền của 1 khu phức hợp. Chúng được trang trí sao cho kích thích sự tò mò, tạo ra “không khí mua sắm” cho khu vực và thu hút người mua bất động sản tiềm năng.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 12.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 13.

Hiện tại, tình trạng sao chép và vi phạm bản quyền ở Trung Quốc vẫn diễn ra “như cơm bữa”, dù lực lượng phòng chống hàng giả ở nước này đã nhiều lần triệt phá các ổ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, một số người tiêu dùng có điều kiện chọn mua sắm hàng hiệu khi du lịch nước ngoài hoặc tìm đến các dịch vụ giám định hàng thật-giả trước khi quyết định mở ví.

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.

Ở thiên đường hàng nhái Trung Quốc, đến người bản địa cũng điêu đứng vì bị lừa - Ảnh 16.