Với trẻ em dưới 2 tuổi, việc tiêm chủng diễn ra khá thường xuyên mỗi tháng. Mỗi khi đến lịch tiêm thì cha mẹ thường khá lo lắng con sốt, hay đơn giản thương con khóc mếu vì đau. Ấy vậy nên mỗi khi đưa con đi tiêm, những bà mẹ thường chọn bố là chỗ dựa, nguồn động viên ấm áp để con trẻ yên tâm hơn. Ngoài ra, không ít bà mẹ cũng chẳng đủ can đảm để thấy con yêu phải chịu đau.

Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng khi mới đây dân tình nhanh chóng chia sẻ đoạn clip cười ra nước mắt của một ông bố lại khóc lóc khi làm việc này.

Cụ thể, mạng xã hội rần rần chia sẻ một đoạn video một ông bố cao to, vạm vỡ đã "yếu lòng" và lo lắng đến thế khi đưa con đi tiêm.

Ban đầu, ngay từ lúc ngồi vào ghế để bắt đầu tiêm cho con, ông bố đã lo lắng đến toát mồ hôi nhễ nhại. Khi bác sĩ đang lấy thuốc, anh một tay ôm con, tay kia che mắt đứa trẻ, mặt mình thì quay đi nơi khác để tránh thấy con đau.

ytu - Ảnh 1.

Hình ảnh ông bố toát mồ hôi, khóc mếu khi đưa con đi chích ngừa

Ông bố mồ hôi nhễ nhại, khóc sưng cả mắt khi đưa con đi tiêm, dân mạng bật cười vì câu chốt của bác sĩ - Ảnh 2.

Đoạn video này khiến người xem phải phì cười vì quá dễ thương.

Nhưng mọi chuyện chưa dừng ở đó, khi bác sĩ vừa thao tác đưa mũi tiêm vào cánh tay đứa trẻ thì tiếng khóc của ông bố vang lên, át cả tiếng khóc của em bé.

Hóa ra, người bố còn khóc to hơn cả con, vừa khóc vừa lau mô hôi, vừa nhăn nhó rồi lại nhắm nghiền mắt quay đi.

Chứng kiến hình ảnh này, bác sĩ bên cạnh nhìn ông bố nói với giọng điệu bất lực: “Lần sau để mẹ đứa trẻ bế con đi tiêm nhé”.

Sau khi đoạn video dài chưa đầy 1 phút nhưng thu về hàng triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ. "Vừa thương vừa buồn cười, xin lỗi ông bố tôi không thể không cười về sự đáng yêu này", "Dễ thương quá nhưng không biết bố là chỗ dựa cho con hay khiến con khóc to hơn nữa", "Chuyến sau chị vợ đào tạo 1 khóa học tâm lý cho anh chồng trước nhé",.... là những phản hồi hài hước của dân mạng.

Ông bố còn khóc nhiều hơn cả con khi bế bé đi tiêm khiến dân mạng bật cười

Thực tế, việc tiêm vaccine cho con là điều cần thiết và quan trọng để trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm. Để yên tâm hơn mỗi khi đi tiêm ngừa cho con, ba mẹ cần phải lưu ý thực hiện các lời khuyên của bác sĩ dưới đây:

- Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

- Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.

- Các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần

- Ngoài những đợt tiêm phòng cần thiết cho bé theo độ tuổi, bạn vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng trong các trường hợp sau:

+ Bé bị đau, đỏ hay sưng ở vị trí tiêm phòng sau lần tiêm phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván trước. hoặc bị sốt dưới 40,5 độ sau lần tiêm phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván trước.

+ Bé đang mắc bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy nhẹ mà không sốt

+ Bé đang hồi phục từ một bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy

+ Bé bị suy dinh dưỡng

+ Bé đang mọc răng

+ Gia đình có tiền sử co giật hay mắc Hội chứng đột tử nhũ nhi
- Nên hoãn tiêm phòng cho bé trong các trường hợp sau:

+ Trẻ đang sốt, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, tiêu chảy, sởi…

+ Trẻ mới khỏi bệnh các bệnh trên và đang trong thời kỳ hồi sức

+ Trẻ đang bị bệnh ngoài da, có mủ hoặc bệnh chàm ngoài da

+ Trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, bệnh thận,…

Tiêm phòng cho bé cần đúng thời điểm lứa tuổi và các loại vacxin phù hợp. Để đạt được kết quả tốt nhất nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.