Sau thời gian nhai kẹo cao su không đường khoảng 7 tiếng mỗi ngày, cô Claire Embleton (Liverpool, Anh) hiện phải đối mặt với ca đại phẫu để điều trị tình trạng mòn hàm. Thói quen này đã phá hoại các khớp bên trong miệng khiến cô không thể mở miệng quá 1cm. Gương mặt của cô có thể sẽ có một vết sẹo do bác sĩ phải tiến hành phẫu thuất thay thế các khớp bằng những tấm kim loại.

Cô đã nhai kẹo thường xuyên trong vòng 5 năm và 2 năm trở lại đây thỉnh thoảng cảm thấy bị chuột rút cơ hàm. 

Bà mẹ bốn con chia sẻ: “Khi bác sĩ nói nhai kẹo cao su khiến hàm của tôi bị quá tải dẫn tới mòn các khớp, tôi đã bị sốc. Tôi vẫn luôn tin rằng nhai kẹo cao su tốt cho sức khỏe. Tôi đã luôn nhai kẹo sau khi ăn và uống nước và đảm bảo tôi chỉ dùng loại không đường. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng những gì tôi nghĩ – thói quen vô hại và tốt cho sức khỏe lại gây tác hại như vậy”.

nhai kẹo cao su làm mòn hàm 1
Claire Embleton (Liverpool, Anh) nhai kẹo thường xuyên trong vòng 5 năm và 2 năm trở lại đây thỉnh thoảng cảm thấy bị chuột rút cơ hàm. 

Nhưng khi nghĩ lại, cô nói đó không phải một chứng nghiện nhưng cho rằng nó đã trở thành thói quen vì cô có thể nhai kẹo 5 tiếng/ngày vào các ngày trong tuần và 7 tiếng/ngày vào cuối tuần. Cô bày tỏ sự ngạc nhiên khi không có cảnh báo nào trên bao bì rằng chỉ nên sử dụng kẹo cao su trong thời gian nhất định.

Cô chia sẻ cảm nhận khi phát hiện hàm có vấn đề: “Khi hàm tôi bị cứng lại, tôi vô cùng lo sợ. Sau một phút tôi đang cười và và nói chuyện bình thường, hàm tôi đột nhiên bị khóa lại mà không có cảnh báo nào. Vô cùng đau đớn và tôi không thể ăn hay nói chuyện nhiều”.

Từ đó cô không thể mở miệng hết cỡ. Cô tới gặp nha sĩ tại Bệnh viện Aintree và được chẩn đoán mắc rối loạn TMJ (rối loạn khớp hàm). Nha sĩ cho biết việc nhai liên tục đã khiến hàm bị “lạm dụng” và cơ hàm cũng cần được nghỉ ngơi sau các bữa ăn. 

Cô đã ngừng nhai kẹo và hy vọng nghỉ ngơi kèm thuốc giảm đau cơ thể cải thiện cơ hàm. Trong 6 tháng sau đó, cô đã trải qua vật lý trị liệu và ca mổ nội soi khớp để lấy ra mảnh xương vỡ và loại bỏ sụn. Nhưng phương pháp điều trị ấy không hiệu quả và  giờ cô sắp phải trải qua cuộc phẫu thuật thay thế xương hàm vào cuối tháng này.

nhai kẹo cao su làm mòn hàm 2
Cô hiện phải đối mặt với ca đại phẫu để điều trị tình trạng mòn hàm. 

Cô tin rằng những cảnh báo nên được in trên bao bì kẹo cao su và kể lại câu chuyện của mình để  nhấn mạnh nguy hiểm của thói quen nhai kẹo. 

Cố vấn khoa học thuộc Hiệp hội Nha khoa Anh, giáo sư Damien Walmsley cho biết: “Nhai kẹo cao su không đường trong chừng mực, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể đem lại lợi ích sức khỏe răng miệng bằng cách kích thích tiết nước bọt. Điều này sẽ giúp trung hòa axit từ các vi khuẩn gây sâu răng.

Tuy nhiên gây căng thẳng quá mức cho hàm, dù là thông qua việc nhai quá nhiều hoặc mài răng, có thể dẫn đến một số vấn đề khác nhau, từ đau hàm và cứng khớp, nhức đầu và khó khăn trong việc di chuyển hàm”.

(Nguồn: DailyMail)