Cô gái có tên là C. K. Oanh. Hình ảnh facebook cho thấy cô chưa đến 20 tuổi, có cuộc sống bề ngoài khá vương giả.

Cô đã có dòng chia sẻ công khai như sau:

Phẫn nộ với thiếu nữ Hà Nội buông lời hỗn hào với người Thanh Hóa 1

Giải thích cho việc đăng chia sẻ này, cô chỉ nói ngắn gọn trong bình thuận với thái độ đầy hỗn hào. Dòng chia sẻ này đã nhận không ít chỉ trích nhưng cô gái tên Oanh tỏ ra không e ngại. Ngược lại cô có phần hả hê và thích thú. Cô đã đón nhận việc bị phản đối như là một hình thức nổi tiếng.
Phẫn nộ với thiếu nữ Hà Nội buông lời hỗn hào với người Thanh Hóa 2

Phẫn nộ với thiếu nữ Hà Nội buông lời hỗn hào với người Thanh Hóa 3

Dù bị hăm dọa, lên án nhưng cô gái còn tự tin thách thức bằng việc nhờ mua giúp nem. Trong cập nhật mới nhất cô ghi: "Bạn thanh Hóa nào lên tìm mình thì nhớ mua ít nem chua lên nhé. Mình trả tiền không quỵt đâu!"

Phẫn nộ với thiếu nữ Hà Nội buông lời hỗn hào với người Thanh Hóa 4


Hình ảnh facebook cho thấy cô gái còn rất trẻ và có cuộc sống hưởng thụ.
Phẫn nộ với thiếu nữ Hà Nội buông lời hỗn hào với người Thanh Hóa 5
 

Chúng tôi đã liên lạc với cô qua điện thoại để tìm hiểu về nguyên nhân. Tuy nhiên cô đã để điện thoại ở chế độ tự động kết nối - điện thoại vẫn kết nối nhưng không ai đàm thoại.

Việc phân biệt, kỳ thị vùng miền manh nha từ lâu nay. Dù kì thị trên mạng xã hội hay ngoài đời thực thì đó cũng là điều vi phạm pháp luật và cần lên án.

Đối với trường hợp các cá nhân tổ chức lên mạng chửi mắng, lăng mạ người khác có hành vi chia rẽ vùng miền, dân tộc, phá hủy khối đại đoàn kết dân tộc, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ.

Khi đầy đủ bằng chứng cấu thành tội phạm thì có thể truy tố trước pháp luật theo Điều 87 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Các cơ quan an ninh cần điều tra, tìm ra chủ nhân của những trang facebook này để xem xét, tùy mức độ, hành vi mà có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.