Nga (28 tuổi) và Toàn (34 tuổi) lấy nhau qua sự mai mối của hai bên gia đình. Giữa lúc cô con gái xấp xỉ tuổi băm vẫn “yết kiêu” chưa chịu tìm bến đỗ, bố mẹ Nga vớ được cậu con rể như Toàn thì quý hơn vàng. Đã thế Toàn thuộc gia đình gia giáo, lại vừa đỗ cái danh tiến sỹ đi tu nghiệp ở nước ngoài về nên không chê vào đâu được.
Thực lòng Nga cũng rất hài lòng về Toàn. Mỗi lần gặp bạn bè, anh luôn tỏ ra là người thông thái, so với mấy ông chồng không có chí tiến thủ của bạn Nga thì Toàn ăn đứt. Anh có thể giải thích các vấn đề từ nhỏ xíu cho đến vĩ mô hết sức trôi chảy và khoa học khiến mấy cô bạn gái của Nga thầm ao ước.
Kết hôn xong, Nga mới ngả ngửa về sự“uyên bác” của chồng. Nga muốn sang Malaysia trăng mật thì Toàn phân tích khuyên nhủ: “Maylaysia đang khủng hoảng kinh tế, chênh lệch tiền tệ cao, an ninh kém, hay bạo động, đồ ăn cay mà dạ dày anh không tốt”.
Kết hôn xong, Nga mới ngả ngửa về sự“uyên bác” của chồng (Ảnh minh họa)
Kế hoạch 1 bị bác bỏ, Nga chuyển kế hoạch 2. Nhưng ý định đi Đà Lạt trăng mật của vợ cũng bị dẹp với lý do “Đà Lạt không khí lạnh chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa ngày và đêm rất lớn. Đang mùa mưa độ ẩm lúc nào cũng ngót nghét 90%, không tốt cho làn da mẫn cảm của em”.
Lý do bé như con kiến nhưng khi từ miệng Toàn nói ra thì giống như nghe tường thuật trực tiếp một bài giảng khoa học về độ ẩm tự nhiên. Loay hoay mãi không xong với mớ kiến thức tiêu cực của Toàn, kết quả Nga hậm hực không trăng mật nữa.
Trong cuộc sống vợ chồng, hễ tranh luận cái gì là Toàn lên mặt dạy vợ. Từ việc bao tiền/KW điện, bình nóng lạnh bật trong bao lâu sẽ đỡ tốn điện mà vẫn tốt cho máy móc vận hành lâu dài. Hoặc nên tắt, mở, sử dụng bếp ga ra sao sẽ không tốn ga mà vẫn đủ nhiệt nấu ăn. Đến khi gia đình cô chuyển sang dùng bếp âm thì anh lại có một bài giảng giải chi tiết hơn sách hướng dẫn... với Toàn thì cái gì cũng phải kèm trích dẫn “theo nghiên cứu khoa học”.
Nga biết những điều Toàn nói là đúng, cô không ngu đến nỗi không tiếp thu nổi những kiến thức đơn giản để anh phải lấy cái vị thế tiến sỹ khoa học của mình ra lên lớp.
Thi thoảng 2 vợ chồng về nhà ngoại ăn cơm, thấy bố vợ hút thuốc, Toàn cũng không ngần ngại thể hiện đẳng cấp “học rộng tài cao” khi giảng cho cả bố vợ: “Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin. Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất này lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá…”.
Trong cuộc sống vợ chồng, hễ tranh luận cái gì là Toàn lên mặt dạy vợ. Từ việc bao tiền/KW điện, bình nóng lạnh bật trong bao lâu sẽ đỡ tốn điện mà vẫn tốt cho máy móc vận hành lâu dài. Hoặc nên tắt, mở, sử dụng bếp ga ra sao sẽ không tốn ga mà vẫn đủ nhiệt nấu ăn. Đến khi gia đình cô chuyển sang dùng bếp âm thì anh lại có một bài giảng giải chi tiết hơn sách hướng dẫn... với Toàn thì cái gì cũng phải kèm trích dẫn “theo nghiên cứu khoa học”.
Nga biết những điều Toàn nói là đúng, cô không ngu đến nỗi không tiếp thu nổi những kiến thức đơn giản để anh phải lấy cái vị thế tiến sỹ khoa học của mình ra lên lớp.
Thi thoảng 2 vợ chồng về nhà ngoại ăn cơm, thấy bố vợ hút thuốc, Toàn cũng không ngần ngại thể hiện đẳng cấp “học rộng tài cao” khi giảng cho cả bố vợ: “Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin. Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất này lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá…”.
Cứ thế, ông con rể tiến sĩ lải nhải và giảng giải một bài về điều này khiến bố vợ chẳng buồn nghe con rể triết lý. Chưa hết, ông còn ôm cục tức ngán ngẩm với đứa con rể "lắm chữ".
Thà lấy chồng “dốt” còn hơn
Thuở chưa lấy nhau, Hà cũng thần tượng chồng lắm. Cô chỉ là một chân văn thư quèn trong khi Tài - chồng cô là Thạc sỹ đồng thời giảng viên của một trường Đại học lớn.
Ở tuổi 32, anh lại đang ngày đêm ấp ủ nghiên cứu luận án Tiến sỹ. Đã vậy Tài lại cao ráo, mặt mũi khôi ngô, người ngoài nhìn vào đều bảo Tài chấm Hà là cái phúc phận lớn của Hà.
Lấy nhau về, Hà mới thấm thế nào là “trèo cao ngã đau”. Trên giảng đường, Tài được sinh viên ngưỡng mộ về sự uyên bác của mình bao nhiêu thì trong mắt vợ Tài thể hiện mình là một người chồng ích kỷ, gia trưởng bấy nhiêu.
Hà tự nhận cuộc sống làm vợ của mình chẳng khác gì ô sin. Cả ngày đi làm, đến lúc về nhà lại tất bật nội trợ và chăm con, Tài không cho vợ thuê người giúp việc vì anh bảo “không ai chăm con tốt bằng mẹ”. Hôm nào không hội nghị, không tiệc tùng, Tài về sớm là thẳng chân quẳng giày ngoài cửa, nằm khểnh trên sôfa xem ti vi, hút thuốc mà không bao giờ động tay giúp vợ bất cứ việc gì.
Lấy nhau về, Hà mới thấm thế nào là “trèo cao ngã đau”. Trên giảng đường, Tài được sinh viên ngưỡng mộ về sự uyên bác của mình bao nhiêu thì trong mắt vợ Tài thể hiện mình là một người chồng ích kỷ, gia trưởng bấy nhiêu.
Hà tự nhận cuộc sống làm vợ của mình chẳng khác gì ô sin. Cả ngày đi làm, đến lúc về nhà lại tất bật nội trợ và chăm con, Tài không cho vợ thuê người giúp việc vì anh bảo “không ai chăm con tốt bằng mẹ”. Hôm nào không hội nghị, không tiệc tùng, Tài về sớm là thẳng chân quẳng giày ngoài cửa, nằm khểnh trên sôfa xem ti vi, hút thuốc mà không bao giờ động tay giúp vợ bất cứ việc gì.
Dần dà Hà càng cảm thấy chán chường, mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Do quen thói giảng dạy hàng nghìn người ở giảng đường Đại học, Tài thích chỉ đạo vợ mọi việc. Lúc nào Tài cũng càu nhàu Hà dù là việc nhỏ nhất, hay dinh dưỡng cho con, tắm nước nóng lạnh thế nào, cơm nấu ra sao sẽ giữ được vitamin B trong hạt gạo…
Mới đầu Hà còn nhịn và thông cảm vì thương Tài áp lực công việc, kinh tế gia đình đè nặng trên vai nên ra oai với vợ để giảm stress. Nhưng Hà càng nhịn thì Tài càng được đằng chân lân đằng đầu.
Đã thế mỗi lần, đưa chồng đi gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp, Hà chỉ có nước xấu hổ chui xuống đất. Hễ ngồi xuống nói chuyện là Tài lại nhảy vào mồm thiên hạ không nhường ai lời nào. Chỉnh đốn vợ chưa đủ, Tài không kiêng nể “dạy đời” tất cả bằng kho tàng kiến thức uyên bác của mình. Hà húng hắng nhắc chồng vẫn không ăn thua. Tức quá cô bỏ về trước mặc cho anh ngồi một mình lên mặt.
Dần dà Hà càng cảm thấy chán chường, mệt mỏi. Thấy bạn bè lấy chồng công việc nhàng nhàng, học vấn chỉ ở mức trung bình nhưng được yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng mà Hà buồn phát khóc. Giờ cô chỉ ước chồng mình dốt đi một chút mà biết chăm lo vợ con và bớt bắt bẻ thiên hạ đi là cô đã mừng lắm rồi.