Theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, một học sinh lớp 8 ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, đã dương tính với bệnh bạch hầu. Đó là trường hợp của em V.V.N (học sinh lớp 8/3, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Duy Nghĩa). 

Em N. có triệu chứng sốt cao, đau họng, gia đình đã tự mua thuốc cho N. uống nhưng không khỏi. Sau đó, em được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương (TP.Hội An, Quảng Nam). Tại đây, các bác sĩ thì phát hiện thấy bên trong họng em N có một số vết trắng trắng cùng với các biểu hiện giống bệnh bạch hầu, nên đã tiến hành chuyển em này ra Bệnh viện Phụ sản - Nhi (TP.Đà Nẵng) để tiến hành điều trị cách ly. Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi cũng nghi mắc bệnh bạch hầu, nên đã lấy mẫu gửi đi Viện Pasteur Nha Trang tiến hành xét nghiệm.

Phát hiện 1 ca dương tính, 2 ca nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Nam: Biến chứng của bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.

Ngoài trường hợp của em N. dương tính với bệnh bạch hầu, theo thông tin của Sở y tế Quảng Nam cho biết, trên địa bản tỉnh cũng mới phát hiện thêm 2 trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu. Hiện 2 trường hợp này đang được cách ly để tiến hành điều trị.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria và dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn. Với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, bệnh bạch hầu có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6–10 ngày.

Phát hiện 1 ca dương tính, 2 ca nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Nam: Biến chứng của bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Những đối tượng dễ bị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch. Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:

Tất cả trẻ em và người lớn không được tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và người già yếu trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao của bệnh vì khả năng miễn dịch kém.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, vệ sinh kém.

- Các đối tượng di chuyển, đi lại, lưu trú tại vùng có dịch hoặc bệnh bạch hầu lưu hành.

Phát hiện 1 ca dương tính, 2 ca nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Nam: Biến chứng của bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Biến chứng của bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Độc tố bạch hầu có thể gây tổn thương nhiều tổ chức cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường rất đen tối, tỉ lệ tử vong rất cao.

Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả của liệt cơ hoành.

Phát hiện 1 ca dương tính, 2 ca nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Nam: Biến chứng của bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? - Ảnh 4.

Các biến chứng khác có thể xảy ra như:

+ Viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi.

+ Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

+ Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.

Để phòng bệnh bạch hầu cho con, cha mẹ cần nắm rõ những vấn đề liên quan đến bệnh TẠI ĐÂY.