Trẻ cần được được kiểm tra thính giác 4 lần trong khoảng từ 0 – 6 tuổi.
Khi mới sinh:
Ở một số bệnh viện, người ta tiến hành kiểm tra thính giác của trẻ ngay từ khi trẻ sinh ra. Tuy nhiên, ở phần lớn các bệnh viện, chỉ đối với những trẻ có nguy cơ cao gặp vấn đề về thính giác mới được kiểm tra (tiền sử gia đình, bị ngạt khi sinh, nhiễm trùng ở người mẹ trong lúc mang thai...)
Từ 4 – 9 tháng và 2 tuổi:
Trong các lần kiểm tra định kỳ cho trẻ, bác sỹ nhi khoa sẽ đứng đằng sau trẻ và bật các âm thanh với cường độ khác nhau để trẻ nghe, hoặc đơn giản hơn bác sỹ chỉ cần gọi tên trẻ để kiểm tra xem trẻ có phản ứng với âm thanh, quay đầu về hướng có âm thanh phát ra không.
Từ 3 – 6 tuôỉ:
Việc kiểm tra trong giai đoạn này bao gồm khám tai, màng nhĩ và cho trẻ đeo headphone để nghe một bản nhạc với cường độ ậm thanh thay đổi.
Những dấu hiệu cảnh báo
Cho dù con bạn không thức dậy trong khi bạn đang hút bụi dưới giường có thể vì em bé có một giấc ngủ sâu. Nhưng nếu bạn nhận thấy trẻ không có phản ứng nhiều lần với các tình huống sau thì nên nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra kỹ càng và được tư vấn:
- Trẻ không bao giờ có phản ứng khi tiếng chuông điện thoại reo hoặc tiếng cửa mở.
- Trẻ không bi ba bi bo, bập bẹ nói.
- Trẻ không quay đầu về hướng khi có tiếng người gọi.
- Trẻ đọc sai rất nhiều từ, nhầm lẫn giữa các phụ âm “p” và “b”; “d” và “t”; “m” và “n”...
- Trẻ không nói được gì nhiều khi được 3 tuổi ngoài những từ: “ba”, “mẹ”, “có”, “không”. Ở tuổi này, trẻ thường biết được khoảng 200 từ, nói được những câu ngắn, đơn giản, và phải hiểu được tất khi nghe người khác nói dẫu rằng trẻ vẫn chưa nói được lưu loát, rõ ràng.
- Trẻ thường xuyên bật tiếng rất to khi xem tivi hoặc nghe nhạc.
Bạn nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra thính lực khi bé có các dấu hiệu đáng ngại trên.
Khi mới sinh:
Ở một số bệnh viện, người ta tiến hành kiểm tra thính giác của trẻ ngay từ khi trẻ sinh ra. Tuy nhiên, ở phần lớn các bệnh viện, chỉ đối với những trẻ có nguy cơ cao gặp vấn đề về thính giác mới được kiểm tra (tiền sử gia đình, bị ngạt khi sinh, nhiễm trùng ở người mẹ trong lúc mang thai...)
Từ 4 – 9 tháng và 2 tuổi:
Trong các lần kiểm tra định kỳ cho trẻ, bác sỹ nhi khoa sẽ đứng đằng sau trẻ và bật các âm thanh với cường độ khác nhau để trẻ nghe, hoặc đơn giản hơn bác sỹ chỉ cần gọi tên trẻ để kiểm tra xem trẻ có phản ứng với âm thanh, quay đầu về hướng có âm thanh phát ra không.
Từ 3 – 6 tuôỉ:
Việc kiểm tra trong giai đoạn này bao gồm khám tai, màng nhĩ và cho trẻ đeo headphone để nghe một bản nhạc với cường độ ậm thanh thay đổi.
Ở một số bệnh viện, người ta tiến hành kiểm tra thính giác của trẻ ngay
từ khi trẻ sinh ra.
Những dấu hiệu cảnh báo
Cho dù con bạn không thức dậy trong khi bạn đang hút bụi dưới giường có thể vì em bé có một giấc ngủ sâu. Nhưng nếu bạn nhận thấy trẻ không có phản ứng nhiều lần với các tình huống sau thì nên nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra kỹ càng và được tư vấn:
- Trẻ không bao giờ có phản ứng khi tiếng chuông điện thoại reo hoặc tiếng cửa mở.
- Trẻ không bi ba bi bo, bập bẹ nói.
- Trẻ không quay đầu về hướng khi có tiếng người gọi.
- Trẻ đọc sai rất nhiều từ, nhầm lẫn giữa các phụ âm “p” và “b”; “d” và “t”; “m” và “n”...
- Trẻ không nói được gì nhiều khi được 3 tuổi ngoài những từ: “ba”, “mẹ”, “có”, “không”. Ở tuổi này, trẻ thường biết được khoảng 200 từ, nói được những câu ngắn, đơn giản, và phải hiểu được tất khi nghe người khác nói dẫu rằng trẻ vẫn chưa nói được lưu loát, rõ ràng.
- Trẻ thường xuyên bật tiếng rất to khi xem tivi hoặc nghe nhạc.
Bạn nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra thính lực khi bé có các dấu hiệu đáng ngại trên.
Theo Vzone