30 năm trước, hóa thạch của loài Pelagornis sandersi đã được những công nhân tìm thấy trong khi đào bới để xây dựng một nhà ga tại sân bay quốc tế Charleston, Nam Carolina, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học mới xác nhận đây là một loài chim mới, chưa từng được biết đến, sống cách đây 28 triệu năm. 

Phát hiện loài chim lớn nhất thế giới sống cách đây 28 triệu năm 1
  Pelagornis sandersi là loài chim lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học cho biết mẫu hóa thạch Pelagornis sandersi mà những công nhân tìm thấy có niên đại 25 triệu năm. Loài Pelagornis sandersi trông giống chim hải âu, nó nặng khoảng 81kg, sải cánh tới 7,3m và có thể bay với tốc độ 10m/giây. Mô phỏng trên máy tính cho thấy Pelagornis sandersi có thể bay rất nhanh nhưng vì chân ngắn và xương xốp nên nó sẽ gặp khó khăn khi đậu xuống đất. 

Phát hiện loài chim lớn nhất thế giới sống cách đây 28 triệu năm 2
Tiến sĩ Dan Ksepka đang nghiên cứu hóa thạch của loài chim khổng lồ

Tiến sĩ Daniel Ksepka, nhà nghiên cứu khoa học tại bảo tàng Bruce ở Connecticut, nói: "Pelagornis sandersi rất nhanh nhẹn. Mô hình máy tính cho thấy nó có thể bay với tốc độ 10m/giây - nhanh hơn vận động viên chạy nhanh nhất thế giới". Kích thước và mỏ của Pelagornis sandersi cho thấy nó thuộc họ chim biển đã tuyệt chủng Pelagornithid (Pelagornithid được cho là tổ tiên của bồ nông và cò). Loài chim khổng lồ này đã tuyệt chủng từ 3 triệu năm trước nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân.