Một phần xương hàm dưới hoàn chỉnh đã được phát hiện tại vùng Afar, Ethiopia, được cho là thuộc về một loài, có thể là dòng giống đầu tiên của đại gia đình Homosapiens (người tinh khôn).

Phát hiện khảo cổ này cho thấy, hàm dưới có niên đại khoảng 2,8 triệu năm trước. Như vậy, hóa thạch này có thể là minh chứng cho việc giống người tinh khôn đã xuất hiện sớm hơn 400.000 năm so với những nghiên cứu trước đây. 

Phát hiện xương hàm hóa thạch của người có niên đại 2,8 triệu năm 1
Hình ảnh bộ xương hàm được quét kỹ thuật số từ các góc khác nhau.

Hóa thạch được đặt tên LD 350-1. Hóa thạch này được xác định có nhiều yếu tố cổ xưa hơn những hóa thạch khác thuộc gia đình Homosapiens. Việc tái tạo bằng kỹ thuật số hàm răng cũng xác nhận những dự đoán của các nhà khoa học.

Hóa thạch xương hàm được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2013 bởi một sinh viên Chalachew Seyoum. Nó được cho là xương hàm dưới, bên trái của một người lớn, có răng nanh và ba răng hàm còn lưu giữ.

Phát hiện xương hàm hóa thạch của người có niên đại 2,8 triệu năm 2
Ảnh thực tế bộ xương hàm được phát hiện tại Ethiopia.

Theo tiến sĩ Brian Villmoare, Đại học Nevada cho biết: Việc tìm thấy hóa thạch của người tinh khôn có niên đại hơn hai triệu năm trước rất hiếm. LD 305-1 cho thấy có những đặc điểm phát triển có niên đại trước cả những hóa thạch Homo hơn 2 triệu năm trước.

Bằng cách kết hợp với những giải phẫu hóa thạch nguyên thủy khác, các nhà khoa học tin rằng, hóa thạch xương hàm đã có đặc điểm tương đối của một người Homo.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cũng cung cấp bằng chứng cho rằng LD 305-1 là tổ tiên của loài người. Họ dùng kỹ thuật hình ảnh 3D quét hộp sọ của Homo Habillis, một tổ tiên của loài người sống cách đây 1,8 triệu năm và được coi là loài người đầu tiên biết sử dụng công cụ.

Phát hiện xương hàm hóa thạch của người có niên đại 2,8 triệu năm 3
Sơ đồ tiến hóa loài người cho thấy xương hàm LD 305-1 là hóa thạch của tổ tiên người hiện đại.

Hình ảnh quét cho thấy, tổ tiên Homo Habillis có những đặc điểm tương tự với hóa thạch LD 305-1.

Theo công bố trên tạp chí Science, hóa thạch xương hàm có thể là mắt xích còn thiếu cho thấy sự tiến hóa của người Homo từ một loài vượn nguyên thủy có tên gọi Australopithecus. Đây là loài vượn sống tại thời điểm 3,2 triệu năm trước. 

(Nguồn: Dailymail)