Chúng ta đều biết, ở thời phong kiến, do tư tưởng gia trưởng nam quyền, đàn ông đã cố tình làm suy yếu vai trò của phụ nữ và chỉ xác định nhiệm vụ duy nhất của họ là sinh con để duy trì huyết thống.
Điều này cũng đòi hỏi hoàng thất phải có càng nhiều người thừa kế càng tốt, mở dòng máu hoàng gia, chọn lọc người kế thừa ngôi vị.
Thế là đã ra đời hậu cung của hoàng đế, ba nghìn giai lệ, tam cung lục viện, vô số phi tần. Hầu hết phi tần trong hậu cung đều xuất thân từ gia đình quý tộc và quan chức, một mặt duy trì vinh quang của gia đình, mặt khác họ có trách nhiệm sinh ra những người thừa kế cho hoàng thất.
Trong hậu cung của hoàng đế luôn không thiếu những người phụ nữ trẻ đẹp, nhưng phi tần đã hầu hạ hoàng đế nhiều năm khi về già sẽ đi đâu về đâu? Liệu họ còn cơ hội tiếp tục phục vụ hoàng đế và ở bên cạnh ngài không?
Trong xã hội phong kiến, các phi tần trên 50 tuổi rất khó có cơ hội được hoàng đế chọn thị tẩm, ban sủng hạnh. Thực ra nguyên nhân không chỉ là do họ đã già.
Đương nhiên, ở đây chúng ta không bàn đến phi tần đã lên làm Thái hậu, Hoàng Thái hậu, vì cho dù không được hoàng đế sủng hạnh, họ vẫn được sống sung sướng trong cung, được hoàng đế đời sau trọng vọng.
Để đảm bảo huyết thống hoàng thất được tiếp nối, triều đình tuyển chọn những thiếu nữ trẻ đẹp cho hoàng đế.
Hậu cung đông đúc, trong số hàng chục hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bông hoa ấy, hoàng đế làm sao có thể nhớ được những phi tần đã theo mình nhiều năm mà đã già hoặc hơn 50 tuổi?
Không ai có thể mãi mãi tuổi 18, nhưng luôn có những thiếu nữ 18 tuổi được tuyển chọn vào hậu cung, thậm chí còn có phi tần 13, 14 tuổi. Do đó, hoàng đế đương nhiên sẽ không tiêu phí thời gian cho những phi tần quá 50 tuổi.
Hoàng đế tuy tàn nhẫn nhưng cũng không thể làm gì khác, bởi vì ngài chỉ có một. Đối với bản thân hoàng đế, họ phải gánh chịu trách nhiệm và nghĩa vụ khi ngồi trên hoàng vị, việc sinh ra người thừa kế cho hoàng thất cũng là một phần trong trách nhiệm to lớn của họ.
Nếu lãng phí thời gian với một phi tần đã hơn 50 tuổi, ngài có lẽ sẽ phạm sai lầm và có lỗi với hoàng tộc của mình.
Ngoài tuổi già, còn có nhiều lý do quan trọng hơn khiến hoàng đế không cho phép các phi tần trên 50 tuổi ngủ với mình.
Bởi vì các phi tần trong hậu cung của hoàng đế đều xuất thân từ gia đình quý tộc, đôi khi họ còn có mối quan hệ không thể tách rời với triều đại trước. Mà hoàng đế dành cả đời để tăng cường tập trung quyền lực, nếu hoàng đế nhớ đến tình cũ và kết giao quá thân thiết với các phi tần trên 50 tuổi, quan viên trong triều sẽ lên tiếng can ngăn.
Nếu một phi tần đã hơn 50 tuổi, mất đi sắc đẹp mà vẫn có thể tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, chứng tỏ địa vị của họ trong lòng hoàng đế còn rất cao. Lợi ích của gia đình phi tần này cũng sẽ được hoàng đế quan tâm, gây mất cân bằng quyền lực. Quan viên trong triều lúc này cũng sẽ có ý kiến.
Vì vậy, hoàng đế phải chú ý đến từng lời nói, hành động, cho dù có mối quan hệ với phi tần đã hơn 50 tuổi, ngài cũng cần phải kiềm chế cảm xúc của mình.
Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, tuổi thọ trung bình của con người rất ngắn, do đó số phi tần có thể sống qua 50 tuổi thật sự rất ít. Hơn nữa, nếu được hoàng đế quan tâm thì quả thực may mắn, nhưng không phải phi tần nào cũng được như vậy, có người cả đời còn không thể thấy mặt hoàng đế. Sống trong hậu cung xa hoa nhưng lạnh lẽo, cô đơn, tủi nhục, uất ức, không có niềm vui cũng là những điều khiến phi tần ít ai sống thọ.
Những phi tần đã già thường được cho về quê nhà, hoặc chỉ có thể ở mãi trong hậu cung chờ đợi kết cục của mình. Điều này còn phụ thuộc vào mệnh lệnh của hoàng đế.
Mặc dù các hoàng đế thời phong kiến hiếm khi cho phép các phi tần trên 50 tuổi ngủ với mình nhưng không phải không có trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ như Hoàng đế Càn Long từng ở bên mẹ của Vĩnh Kỳ, tức Du Quý phi trong những năm cuối đời. Bà đồng hành cùng Càn Long hơn 65 năm, 79 tuổi còn được hoàng đế lật thẻ tên, không phải để thị tẩm, mà là ngồi cùng nhau tận hưởng một ngày tuổi già.
Chỉ là, không phải hoàng đế nào cũng giống Càn Long, rất ít vị hoàng đế dành thời gian cho những phi tần đã già của mình, nguyên nhân cơ bản là địa vị xã hội của phụ nữ quá khiêm tốn, và hoàng đế, người nắm giữ quyền lực tối cao, đương nhiên không muốn lãng phí quá nhiều thời gian cho những người phụ nữ đã hết giá trị.
Nguồn: Sohu