Ở tập 47 - 48 của Hậu cung Như Ý truyện, Như Ý (Châu Tấn) đã chính thức ngồi vào chiếc ghế dành cho Hoàng hậu. Ngoài đại lễ sắc phong Hoàng hậu hoành tráng với sự góp mặt của hàng ngàn cung nữ, thái giám thì khán giả còn nhớ đến một chi tiết bên lề thú vị, ấy là Phú Sát Phó Hằng đã chính thức xuất hiện.
Phó Hằng của "Hậu cung Như Ý truyện".
Nhìn qua là thấy ngay, Phú Sát Phó Hằng của Như Ý truyện không điển trai, trẻ trung, ai nhìn cũng mê giống Phú Sát Phó Hằng (Hứa Khải) của Như Ý truyện. Hơn nữa, Phú Sát Phó Hằng trong bộ phim này chỉ là một nhân vật bình thường, có tí đất diễn ở triều đình chứ chẳng phải nam chính ngôn tình, yêu đương lằng nhằng hay khiến cả Tử Cấm Thành dậy sóng như Diên hi công lược đâu!
Phó Hằng của "Diên hi công lược".
Vai Phó Hằng ở Hậu cung Như Ý truyện do Giả Duyên Long đảm nhận. Trong sách sử Trung Quốc có ghi, Phú Sát Phó Hằng sinh năm 1720, mất năm 1770, thọ 50 tuổi. Ông là một quan đại thần trong triều, có quan hệ mật thiết với hoàng tộc vì là em trai ruột của Phú Sát Hoàng hậu.
Vào năm 1740, Phú Sát Phó Hằng bắt đầu vào cung làm thị vệ và chỉ sau 2 năm, ông được thăng lên chức Ngự tiền thị vệ. Nhờ thông minh, tài giỏi, cộng với sự hỗ trợ đắc lực của Phú Sát Hoàng hậu, Phú Sát Phó Hằng tiến thân như diều gặp gió. Phú Sát Phó Hằng từng đảm nhận những chức vị như Đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ, Hạ bộ Thượng thư, Bảo Hòa điện Đại học sĩ. Ông thậm chí còn mang quân ra sa trường giết giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách.
Đây là diễn viên đóng vai Phó Hằng ở "Như Ý truyện".
Có nhiều giai thoại lưu truyền trong dân gian rằng sở dĩ Càn Long trọng dụng Phú Sát Phó Hằng vì bậc quân vương từng có giai đoạn phải lòng vợ ông. Không ít người còn cho rằng Phúc Khang An - con trai Phú Sát Phó Hằng chính là con ruột của Càn Long. Dẫu biết chuyện vợ mình có qua lại với Càn Long song Phú Sát Phó Hằng vẫn nhắm mắt làm ngơ.
Còn đây là hình ảnh Phó Hằng ngoài đời thực.
Đến khi Phú Sát Phó Hằng qua đời, Càn Long thậm chí còn làm lễ tang long trọng và tặng hàm Quận vương, ban ơn thờ tại Thái miếu.