Đau thắt lưng cấp là một trong những hội chứng rất thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hằng ngày. Bệnh thường tái đi tái lại nếu không điều trị sớm và đúng bệnh dễ chuyển thành đau lưng mạn tính.
Đau thắt lưng cấp là gì?
Đau thắt lưng cấp là đau ngang vùng thắt lưng, người bệnh có thể bị đau một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng cấp là gì?
Đau thắt lưng cấp là đau ngang vùng thắt lưng, người bệnh có thể bị đau một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống vùng thắt lưng.
Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên. Đau thắt lưng cấp thường xảy ra do hoạt động sai tư thế trong sinh hoạt lao động, sinh hoạt thường ngày như: khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay trong các tư thế đứng kiễng chân với tay cao, nhón gót lấy vật nặng trên cao... khiến người bệnh không đứng thẳng lên được, phải đi đứng lom khom.
Ngoài ra, bệnh cũng còn thấy trong các trường hợp ngồi liên tục nhiều giờ (nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe...). Ở những người công việc đòi hỏi phải khom cúi (như cấy, gặt lúa), các vận động viên thể thao hay sử dụng tư thế cúi lưng và xoay thân thình lình. Bệnh cũng hay gặp ở những phụ nữ sau mãn kinh...
Điều trị sớm, hiệu quả cao
Việc điều trị đau thắt lưng cấp phải được thực hiện sớm và dứt điểm nếu để bị tái phát nhiều lần sẽ trở thành đau thắt lưng mạn tính. Nếu điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nhanh phục hồi và sớm trở lại công việc hằng ngày. Điều quan trọng, trong quá trình điều trị bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.
Phòng bệnh đau thắt lưng cấp
Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp là giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Đây chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
Đứng: Khi đứng cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống đặc biệt là đoạn thắt lưng. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình cao lên đặc biệt là thói quen thường xuyên dùng giày hoặc guốc cao gót. Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các động tác cúi làm gấp cột sống
Ngồi: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm.
Khi bê, nâng đồ vật lên: Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc; Ngồi xổm xuống (bằng cách gấp khớp gối và khớp háng) không cúi gấp cột sống; Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra; Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên; Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác.
Như vậy, việc phòng bệnh đau thắt lưng cấp là rất quan trọng. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng. Càng lớn tuổi, càng phải chú ý giữ tư thế tốt vì cột sống của người có tuổi không còn mềm dẻo như khi còn trẻ.
Ngoài ra, bệnh cũng còn thấy trong các trường hợp ngồi liên tục nhiều giờ (nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe...). Ở những người công việc đòi hỏi phải khom cúi (như cấy, gặt lúa), các vận động viên thể thao hay sử dụng tư thế cúi lưng và xoay thân thình lình. Bệnh cũng hay gặp ở những phụ nữ sau mãn kinh...
Điều trị sớm, hiệu quả cao
Việc điều trị đau thắt lưng cấp phải được thực hiện sớm và dứt điểm nếu để bị tái phát nhiều lần sẽ trở thành đau thắt lưng mạn tính. Nếu điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nhanh phục hồi và sớm trở lại công việc hằng ngày. Điều quan trọng, trong quá trình điều trị bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.
Phòng bệnh đau thắt lưng cấp
Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp là giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Đây chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
Đứng: Khi đứng cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống đặc biệt là đoạn thắt lưng. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình cao lên đặc biệt là thói quen thường xuyên dùng giày hoặc guốc cao gót. Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các động tác cúi làm gấp cột sống
Ngồi: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm.
Khi bê, nâng đồ vật lên: Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc; Ngồi xổm xuống (bằng cách gấp khớp gối và khớp háng) không cúi gấp cột sống; Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra; Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên; Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác.
Như vậy, việc phòng bệnh đau thắt lưng cấp là rất quan trọng. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng. Càng lớn tuổi, càng phải chú ý giữ tư thế tốt vì cột sống của người có tuổi không còn mềm dẻo như khi còn trẻ.
Theo SKĐS