Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng
Tính từ đầu năm đến ngày 5/11, Hà Nội ghi nhận 1.210 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, theo Sở Y tế Hà Nội, hiện số ca mắc đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại một số quận nội thành như: Đống Đa (260 ca), Cầu Giấy (207 ca), Thanh Xuân (101 ca)...
Nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa nắm được các triệu chứng sốt xuất huyết. Bởi trên thực tế, triệu chứng của sốt xuất huyết cũng tương đối giống với những bệnh truyền nhiễm gây sốt khác.
Khởi đầu, bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột, đôi khi có đau nhức mình mẩy hay đau họng nhưng thường thì không có ho, sổ mũi, ói hay tiêu chảy. Một số bé có thể ói sau ăn khi bị sốt cao. Khi uống thuốc hạ sốt thì bé bớt sốt, nhưng sau khi thuốc hết tác dụng thì bé lại sốt lại. Khoảng 80% trường hợp sốt xuất huyết diễn tiến lành tính.
Tuy nhiên, có khoảng 20% bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ trở nặng. Đối với những trường hợp trở nặng, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được cấp cứu thích hợp. Phụ huynh không nên tự tiện cho bé uống bất cứ thuốc nào, kể cả các kháng sinh là những thuốc dễ mua tự do ở các nhà thuốc tây trong những trường hợp sốt vì điều này càng làm cho bênh trở nên trầm trọng.
Ảnh minh họa
Do sốt cao nên trẻ mất nước nhiều, cần cho trẻ uống nước thường xuyên, các loại nước nên dùng là nước chín để nguội, nước cam vắt, nước dừa tươi, nước trà loãng, nước biển khô (Oresol).
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như: tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận,...Những biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này.
Những sai lầm trong cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Thông thường, nhiều người hay nghĩ, mầm bệnh sốt xuất huyết bắt nguồn từ những vùng nông thôn có nhiều ao hồ, bụi rậm, cây cối không đảm bảo vệ sinh…. Chính vì vậy mà những hộ dân ở thành phố, nơi công sở, không có ao hồ, bụi rậm thường chủ quan, lơ là với bệnh này.
Đây suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và rất nguy hiểm bởi mầm mống, hiểm họa của sốt xuất huyết không loại trừ những khu nhà ở thành phố, những nơi văn phòng, công sở. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn, loại muỗi này chỉ cư trú và sinh sản cả ở những vùng nước sạch. Muỗi vằn không tấn công người vào ban đêm như những loại muỗi khác mà chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi khuẩn Dengue gây ra, bệnh truyền từ người này qua người khác do một loài muỗi vằn (cái) mang tên Aedes aegypti. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu của bệnh trẻ sốt cao, thường không đi kèm ho và sổ mũi. Đôi khi có thêm dấu xuất huyết thường là những chấm nhỏ màu đỏ như đầu kim ở tay chân hay khắp người, có khi là những vết bầm hay bị chảy máu mũi...
Trẻ lớn hơn thì thường sốt nhẹ, có khi nhức đầu, cảm thấy đau nhức ở sau mắt, nhức mỏi khắp người, đau các khớp và có các dấu xuất huyết. Bệnh nhân có khi đau bụng dữ dội. Đau ở vùng dưới sườn bên phải.
Để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, mỗi người cần biết tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Các biện pháp phòng bệnh có thể thông qua hành động thiết thực là thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ quang nơi sinh sống, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt, mắc màn cho trẻ khi ngủ và tránh đưa trẻ tới những nơi có nhiều muỗi, nguy cơ lây bệnh cao.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe nói chung của trẻ nhỏ, cần nắm những quy tắc đơn giản: lưu ý hướng dẫn trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm hàng ngày bằng sữa tắm phù hợp, rửa tay đúng cách bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Hãy cùng con thực hiện các hành động cơ bản và thiết yếu hàng ngày để cả nhà luôn vui khỏe.