Hiện nay, việc tìm được một công việc tốt càng trở nên khó khăn bởi kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe trong khâu tuyển chọn nhân sự và những áp lực cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao. Đứng trước quá nhiều ứng cử viên, người tuyển dụng sẽ phải tìm ra những cách thức mới để lựa chọn ra những nhân tố tài năng thực sự.
Vì vậy, thay vì hỏi những câu hỏi thông thường về trình độ học vấn, kinh nghiệm…họ sẽ đưa ra cho ứng viên những câu hỏi không hề liên quan đến chuyên môn để đánh giá bạn ở nhiều khía cạnh. Trường hợp của anh chàng Ngô Lập dưới đây là một ví dụ điển hình.
Ảnh: Internet
25 tuổi, Ngô Lập đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên vì chưa hài lòng với mức lương ở công ty hiện tại nên anh đã quyết định nghỉ việc. Là một người luôn có thái độ nghiêm túc với mọi cơ hội công việc mà bản thân có được, Ngô Lập luôn trong trạng thái sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn sau khi gửi hồ sơ xin việc tới một số công ty đang tuyển dụng vị trí mà anh cảm thấy phù hợp.
Chỉ vài ngày sau, anh nhận được mail mời tới tham dự phỏng vấn của một công ty lớn cho vị trí quản lý bán hàng. Ngô Lập rất háo hức với cơ hội này, tự nhủ bản thân phải có thể hiện tốt để không được bỏ lỡ nó. Trong cuộc phỏng vấn hôm đó, có tất cả 4 ứng viên và 3 nhà tuyển dụng. Sau khi yêu cầu các ứng viên giới thiệu qua về bản thân, trình bày kinh nghiệm trong công việc và đưa ra các câu hỏi về chuyên môn, người phỏng vấn đã hỏi thêm các ứng viên một câu hỏi như sau:
Người phỏng vấn trước tiên tìm hiểu hoàn cảnh cá nhân của bốn người bọn họ, hỏi ngắn gọn một số câu hỏi chuyên môn, sau đó trực tiếp dùng đến con át chủ bài của mình. Người phỏng vấn nói: "Nếu một người bạn học đã 10 năm không liên lạc nhưng vẫn mời cưới, bạn có đi không?"
Đứng trước câu hỏi "hóc búa" của nhà tuyển dụng, ứng viên thứ nhất ấp úng: "Tôi sẽ không đi và lấy lý do bận công việc để đỡ ngại. Dù vậy, tôi vẫn sẽ gửi tiền mừng và gọi điện chúc mừng hạnh phúc bạn của mình."
Người thứ 2 tiếp lời: "Chúng tôi đã không liên lạc với nhau trong 10 năm, điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa chúng tôi không thực sự thân thiết. Trong trường hợp này, tôi sẽ coi như không biết gì. Bởi dù sao đi nữa, trong tương lai tôi cũng sẽ không có ý định mời cưới lại người bạn này."
Ứng viên thứ 3 trả lời: "Tôi sẽ không tới dự đám cưới của họ cũng như không gửi tiền mừng. Bởi bản thân tôi cho rằng việc bạn bè đã mất kết nối trong 10 rồi bỗng nhiên liên lạc để mời cưới thì chẳng có mục đích gì tốt đẹp. Cơ bản là họ nhắm đến tiền mừng thôi."
Khi nghe 3 ứng viên này trả lời, nhà tuyển dụng vẫn giữ thái độ nghiêm túc, đồng thời lặng lẽ quan sát từng người một. Đến lượt Ngô Lập, ông hướng ánh mắt và chờ đợi câu trả lời từ ứng viên cuối cùng.
Ngô Lập bình tĩnh trình bày quan điểm của mình: "Nếu bạn bè không liên lạc với tôi trong 10 năm nhưng vẫn muốn mời cưới tôi, điều đó có nghĩa là sau bao nhiêu năm, anh ấy vẫn nhớ đến tôi. Nếu có thể sắp xếp thời gian và công việc, tôi vẫn sẽ tham dự đám cưới của anh ấy. Sau tất cả, chúng tôi vẫn từng là bạn cùng lớp. Khi trưởng thành, mỗi người một công việc, một cuộc sống và lý tưởng khác nhau nên việc không kết nối cũng là điều dễ hiểu.
Còn về tiền mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nếu tài chính ổn định, tôi sẽ mừng bạn tôi nhiều một chút. Còn trong trường hợp đang gặp khó khăn, tôi sẽ mừng ít đi. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi kết nối và ôn lại chuyện xưa. Sau này khi gặp khó khăn gì cũng có thể giúp đỡ lần nhau."
Nghe xong, ban lãnh đạo công ty ngập ngừng nửa phút rồi nói: "Thực ra, chúng tôi đặt ra câu hỏi này không phải chỉ để nghe xem các bạn chọn đi ăn cưới hay không mà còn là để nhìn vào nguyên tắc và chuẩn mực sống của các bạn". Câu trả lời của cậu Ngô Lập làm chúng tôi rất hài lòng, nếu không có vấn đề gì khác thì tuần sau cậu có thể đến nhận việc." Không chỉ khiến nhà tuyển dụng "gật đầu", câu trả lời của Ngô Lập còn khiến các "đối thủ" phải trầm trồ thán phục. Họ nhận ra rằng chàng trai này quả thực là một đối thủ nặng ký.