Trong vài năm trở lại đây, các bệnh xã hội đang có chiều hướng thâm nhập sâu vào trong bộ phận giới trẻ. Họ là những người dễ mắc STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) bởi chưa có nhận thức đúng đắn và vì còn quá trẻ để hiểu những phút giây lầm lỡ tuổi thanh xuân. Họ trao niềm tin quá dễ dàng trong thời buổi mà chúng ta cần đề phòng cảnh giác với bất cứ ai. Hơn nữa, người trẻ còn coi việc đi xét nghiệm định kỳ STDs là điều gì đó ghê gớm khủng khiếp lắm mà chỉ có những "trai gái làng chơi" mới cần đến. Số người mắc bệnh hàng năm tăng lên báo động cho việc giới trẻ cần trang bị cho mình kiến thức và tâm thế đầy đủ.

Cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn trẻ trên phố đi bộ Hoàn Kiếm để thấy mức độ nhận biết của mình đang ở ngưỡng nào nhé!

Clip phỏng vấn dạo nhận thức của giới trẻ về các bệnh xã hội

Có những biện pháp gì để bảo vệ sức khỏe tình dục cho bạn và đối phương?

Bao cao su chính là phương pháp tốt nhất. Hãy nhớ rằng, chỉ khi cầm trên tay xét nghiệm chắc chắn của mình và bạn tình, bằng không thì đừng bao giờ "chơi trần". Quan hệ không an toàn gây ra quá nhiều hậu quả khôn lường. Ừ thì cứ cho là bạn không dính H, nhưng còn cả tá những căn bệnh khác như giang mai, lậu, sùi mào gà, viêm gan B, viêm gan C có thể hủy hoại cuộc đời bạn, khiến bạn bế tắc trong những ngày tăm tối. 

Clip phỏng vấn dạo: Bạn đã hiểu hết về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục? - Ảnh 2.

Ngoài ra, chúng ta còn nên chú ý trong lúc quan hệ tình dục đường miệng. Tránh thực hiện việc này vào những ngày miệng của cả hai có vết thương hở, lở loét... Đặc biệt chú ý không đánh răng trước khi quan hệ vì hiện tượng xước nướu có thể dẫn đến chảy máu chân răng. 

Với các bạn nữ, các bạn có thể dùng thuốc tránh thai để không xảy ra các trường hợp dính bầu ngoài ý muốn. Và để đảm bảo chắc chắn hơn không nhiễm các bệnh như viêm gan, thì chúng ta hãy đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Một khi mắc các căn bệnh vô phương cứu chữa như viêm gan B, bạn sẽ phải sống chung với nó cả đời. 

Ngày nay, thuốc PrEP và PEP cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn trong phòng chống lây nhiễm HIV. 

PrEP – thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV sử dụng kháng virus ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Còn PEP là thuốc sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng trong 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy vậy, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc vì nó gây ra những tác dụng phụ cho thận, gan...

Nói tóm lại, chỉ với cách hãy tự bảo vệ chính mình thì bạn mới an tâm sau những lần thăng hoa. Và đừng quên sau này trước khi lập gia đình, hãy dứt khoát và thẳng thắn đi cùng bạn đời khám tổng quát rồi mới chính thức ký vào giấy đăng ký kết hôn nhé!

Clip phỏng vấn dạo: Bạn đã hiểu hết về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục? - Ảnh 4.