Sau bao năm bôn ba tôi đã được chuyển về quê nhà. Với hai công việc tay trái và tay phải. Vừa là một thợ điện và vừa là một phóng viên nghiệp dư. Người ta trầm trồ mỗi khi kể đến tôi: công việc ổn định, có thêm thu nhập tay trái lại được làm gần nhà. Người không hiểu chuyện thì chép miệng “Cái số nó sướng”. Nhưng thực tế thì không gì là tự nhiên mang lại cho tôi cả. Mà cả một quá trình nước mắt có, nỗ lực có, đam mê có, thất bại có, thành công có. Quan trọng là phải có ước mơ, niềm tin và cố gắng thì bạn sẽ làm được.
Lên cấp III, bố mẹ nghĩ tôi không có khả năng theo khối A nên mong tôi vào lớp chuyên văn. Nhưng tôi không hiểu sao người ta xem khối C là môn học thuộc không hơn không kém. Số phận nó càng hẩm hiu hơn khi đầu ra của khối này lại còn kém hơn tất cả khối khác. Từ nhỏ, tôi đã thích viết bài cho báo Thiếu Niên Tiền Phong hay Mực tím. Có lẽ vì vậy mà ước mơ làm cô phóng viên đã trỗi dậy trong tôi từ rất lớn. Một cô gái năng động với máy ảnh, được đi đây đi đó chụp ảnh rồi viết bài luôn thôi thúc trong tôi. Nhưng đến khi tôi làm hồ sơ, thi vào đại học. Mẹ không đồng tình, học báo chí ra xin việc sẽ thế nào? Liệu ra trường tôi có xin được việc ở vùng “Toàn con ông cháu cha” này? Hay tôi có đủ tự tin để chen chân ở các thành phố lớn? Lời mẹ nói cũng đúng, thực tế tôi cũng thấy vậy. Ra trường, chắc chắn cái dây thất nghiệp sẽ lòng thòng chờ cổ tôi vào. Tôi lờ mờ hiểu không chỉ đơn giản là yêu thích mà còn là cuộc sống sau này của mình. Quanh đi quẩn lại, rồi tôi chọn sư phạm vì nó phù hợp với sức học của mình. Và như bao đứa bạn tôi không thích Nghề gõ đầu trẻ vẫn nộp hồ sơ vào, vì đó là sự lựa chọn hợp lý nhất khi không còn lựa chọn nào khác.
Khi tôi cầm giấy báo đại học, niềm vui chưa được lâu cũng là lúc bố tôi cập nhật thông tin trên báo. Một danh sách dài sinh viên sư phạm khối C ra trường còn tồn đọng và không xét chỉ tiêu. Bố tôi phân vân: “Vậy 4 năm nữa con ra trường sẽ ra sao???” Mọi việc, sẽ đi theo chiều hướng đã định nếu như không có một biến cố nữa xảy ra. Khi cơ quan bố lại có một suất chỉ tiêu cho con em trong nghề. Có nghĩa lúc ấy cho tôi hai sự lựa chọn. Một là học đại học sau này chưa biết đi đâu về đâu. Hai là học trung cấp ra có việc làm luôn. Bố mẹ không ép buộc, cho tôi tự quyết định tương lai của mình.
Thực ra mà nói nghề sư phạm tôi cũng không yêu thích. Tôi cũng hơi thực dụng khi nghĩ đầu vào còn phải đầu ra, học bên này bố mẹ cũng không mất gì, học xong tôi cũng dễ dàng xin được việc. Vậy là tôi trở thành đứa trái ngược trong mắt bạn bè khi bao nhiêu công sức học, ôn thi. Giờ lại bỏ đại học, đi học trung cấp một trường kỹ thuật. Bỏ qua cả truyền thống đại học của gia đình, để theo cầm búa chứ không cầm phấn. Tự tin với sự lựa chọn của mình là đúng, con đường tôi đi đã rẽ ngoặt sang lối khác.
Thay đổi môn học 180 độ, từ những câu văn chương những sự kiện lịch sử. Tôi bắt đầu dần dần thay thế bằng những công thức bài toán, những nguyên lý làm việc và các hình vẽ khó hiểu. Đến đây tôi mới thấu, không chỉ đơn giản học trung cấp là dễ. Hay tại mấy kiến thức căn bản của khối A tôi không nắm vững nên giờ mới khó khăn thế này. Dù sao đi nữa, tôi đã quyết định quá táo báo và hơi liều khi chuyển ngành đột ngột như thế.
Thời thế luôn xoay vần và tôi cũng không nghỉ rằng tôi học lớp con em trong nghề ra cũng thất nghiệp. Rồi phải chờ đợi... từ tháng cho đến năm. Tôi ở nhà thui thủi không biết làm gì, trong khi bạn bè đang là sinh viên năm thứ 3. Tôi như kẻ sống trong thất vọng của sự nuối tiếc. Thời gian thấm thoắt trôi đi, tôi hiểu mình đã phí hoài tuổi trẻ. Tôi đang để phí thời gian của mình ngồi ở nhà để mà kêu than, tự trách mình đã chọn lối đi sai hướng. Tôi lại bắt đầu xin bố mẹ ôn thi để học liên thông.
Cuối cùng tự mình tôi cũng xin được việc. Chính xác hơn là chính sách đi lên vùng sâu vùng xa nơi đang thiếu người. Với lý do cụ thể “đằng nào cũng xa rồi”, người ta đẩy tôi lên vùng xa hơn cho người gần được về. Ừ thì tôi đã xa nhà gần 1000 cây số, có xa thêm một 100 cây nữa cũng chẳng sao, đi xa để cho người trực lâu năm có điều kiện đoàn tụ với gia đình thì cũng xem như làm được việc có ích. Đối ngược với niềm hăm hở trong tôi là con đường dẫn vào cơ quan lác đác tờ tiền âm phủ. Đúng cơ quan gần nghĩa địa. Cũng dễ hiểu cho công việc của tôi vì gần nghĩa địa là vị trí xây dựng trạm điện an toàn cho dân khi họ không có những hiểu biết an toàn về điện. Đó là một nơi thuộc huỵện miền núi của Thanh Ba - Phú Thọ. Như cách ví von có khiếu của lũ lớp văn bạn tôi “Nó đang ở trên tộc với già làng”. Mỗi nhà hầu như quản lý một đồi chè nhỏ. Ngồi lan man, tôi hay đưa ra so sánh thú vị: “Nếu mảnh đất đó đặt ở thành phố thì họ là những tỷ phú về đất. Còn ở làng quê nghèo này thì nó giá trị như chính chủ nhân của nó vậy.”
Tôi đã trưởng thành nhiều hơn từ khi xa nhà
Có lẽ tôi là đứa sống vô tư. Mà đúng hơn tôi cố vô tư để sống, để yêu đời để yêu luôn cả cái mảnh đất nghèo thưa thớt người dân này. Tôi phải luôn suy nghĩ tích cực, nhìn cái điều tốt đẹp trong cái khó khăn để vượt qua những năm tháng thui thủi xa nhà.(Vì đồng nghiệp gần nhà, hết ca người ta về hết). Ừ đi đây đi đó là hơn bố mẹ. Tuổi trẻ là phải xông pha. Hơn lũ bạn ở thành phố suốt ngày hít khói bụi. Nơi đây không khí trong lành, chim ca ríu rít. Người dân ở đây nghèo nhưng chân chất. Với cả ai vào nghĩa địa trộm cướp làm gì lại an toàn. Thế đó, xa nhà tôi cũng bỏ cả thói ôm gấu bông đi ngủ như mấy con bạn để thay vào đó trên giường đặt củ tỏi dưới con dao là giấc ngủ ngon lành và an tâm nhất. Ấy vậy mà tôi đã khóc ướt cả khẩu trang vì một câu nói cơ đấy. Cảm xúc của con người đôi khi khó hiểu thật. Khí hậu cộng với với mùa bướm ngứa không mấy dễ chịu của vùng xa nhất Phú Thọ này lại không làm tôi xót xa bằng lời vô tình của cô bán hàng khi biết nhà tôi tận Kỳ Anh - Hà Tĩnh: “Chả bù cho con mình, hơn 20 tuổi rồi mà chưa bao giờ xa nhà đến 50 cây số” miệng cười nói nhưng nước mắt tôi như ứa ở trong lòng. Tôi không ghen tỵ gì với con gái họ, nhưng tự nhiên câu nói đó đã đánh thức một cái gì đó mềm yếu trong đứa con gái như tôi. Tôi đã cố quên, nhưng giờ nó lại vùng lên tôi nhớ nhà kinh khủng. Muốn chạy về ôm mẹ thật chặt. Có lẽ tôi quá nhạy cảm hay quá tham lam, khi làm phép thử so sánh. Hình như đã lâu rồi tôi không về thăm nhà… Một chút chạnh lòng, đã lâu lắm rồi tôi không đi chợ cùng mẹ, cũng đã lâu lắm rồi chưa nhổ tóc sâu cho mẹ nữa…. Chỉ thế thôi, một ước mơ quá giản dị đối với mọi người con nhưng lại là xa vời của một người con xa nhà.
Đã có lúc tôi bị khủng hoảng về công việc đang làm.
Cuộc sống không khi nào là màu hồng. Tôi cũng biết thế. Nhưng đối mặt với nó thì bạn mới cảm nhận hết sâu sắc như thế nào. Mọi thứ khác hẳn với lý thuyết, thực tế vẫn là thực tế. Lần đầu tiên nghe tiếng đóng máy cắt điện tôi đã giật bắn người, một lúc sau mới định hình được. Tôi không thể tưởng tượng nổi có âm thanh nào lớn và bất ngờ như bom nổ như vậy. Nỗi sợ như tăng lên khi tôi nhìn thấy có Bác lớn tuổi bị mất 1 tai và bàn tay không đủ 5 ngón khi cầm nước uống. Tôi thầm thì hỏi người quen thì được biết Bác bị tai nạn khi làm việc. Trời đất như sụp đổ trước cô bé như tôi. Xung quanh tôi như bao trùm sương mù của nỗi hoảng sợ. Tôi đang vỡ mộng cái gọi là công việc năng động, nhẹ nhàng của ngành kỹ thuật. Những công văn thông báo về các vụ Tai nạn lao động trong ngành được Công ty thông báo đầy đủ để cán bộ công nhân viên rút kinh nghiệm như nhát dao cứa thêm vào nỗi sợ của tôi.
Tôi sợ, rồi một ngày cũng giống họ. Như một đứa trẻ mất đi đồ chơi mình thích thì tiếc nuối. Tôi đã từng so sánh nếu như ngày ấy… nhưng giờ tôi không còn đường lui. Chân tôi đã lỡ bước trên con đường mới khá xa rồi. Thật sự tôi quá yếu đuối để phù hợp với ngành của con trai này. Tôi thấy bế tắc và sợ hãi, vẫn biết cuộc sống không bao giờ dễ dàng với ai cả, nhưng với một đứa con gái út quen sống trong sự che chở, đùm bọc như tôi thì nó như tăng lên gấp bội. Gọi điện về bảo “Con ở đây cũng vui” mà sao cúp máy nước mắt vẫn rơm rớm. Vì tôi biết chỉ cần tôi khóc 1 thì ở nhà Mẹ cũng khóc 10. Và lúc ấy tôi hiểu chỉ tự mình mới cứu được mình, cũng như khi tôi đã từ bỏ sư phạm để theo cái gọi là kỷ thuật này. Tôi phải hoà hợp với nó như chính tôi đã hoà hợp với cái mảnh đất nghèo nơi đây.
Đọc kỹ nguyên nhân, nắm vững quy trình. Làm việc theo nguyên tắc “Điện là không được nhầm”. Tôi bắt đầu chịu khó tìm hiểu hơn về quy trình quy phạm, cách vận hành thiết bị, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Một hôm vào khoảng 1 giờ sáng, bị sự cố mất điện. Tôi được giao nhiệm vụ đi kiểm tra thiết bị ngoài trời. Trời tối đen như mực, cầm đèn pin đi kiểm tra thiết bị mà tôi sợ kinh khủng. Thú thật với mọi người chứ ở nhà buổi tối sang nhà hàng xóm chẳng dám đi, giờ đây đi kiểm tra vào một thời điểm nhạy cảm thế này, thông thường tôi sợ ma hơn cả sợ điện. Híc, nhưng trong trường hợp này khi công việc đang trở thành cấp bách, tính sợ ma của tôi hình như cũng bị lấn át. Sau đêm đi ca đó, cho tôi rút ra một kết luận thú vị: “Không có ma như mọi người thường dọa, hay ma cũng có thể sợ bị điện giật nên không mò vào trạm điện”.
Nghĩ cũng thấy tức cười, con gái làm nghề khác, đi làm thì quần nọ, áo kia… còn con gái làm nghề này đơn giản lắm, chỉ cần khoác bộ quần áo bảo hộ vào là xong nên sau này anh nào lỡ rước cô thợ điện thì yên tâm không phải lo lắng về khoản tiền quần áo nhé. Tôi phải nói vậy, vì người ta nhìn con gái thợ Điện lạ lắm, kiểu: “Con gái mà làm điện à? hay “Con gái thợ điện mạnh mẽ và khô khan lắm”. Ra đường có người còn trêu: “Em ơi, có trèo được cột điện không?”- Tôi vẫn lém lỉnh “Nếu thấy yêu nghề thì vẫn trèo được”.
Quen với thời gian công việc, quen với cuộc sống một mình với mấy ngọn đồi. Tôi bắt đầu thấy niềm vui từ không gian đưa lại. Mồng 1 tết, phải ở lại trực nơi vùng quê thưa thớt tôi vẫn cười khoe với lũ bạn “Mình tau đã làm được mâm cơm cúng tất niên rồi đấy”. Có lẽ xa nhà, xa mẹ tôi đã trưởng thành hơn nhiều. Chợ xa, nó giúp tôi biết tự tăng gia sản xuất khi trồng được vườn rau tươi tốt. Nấu được mấy món ăn của đất Bắc nữa. Người ta bảo Tức cảnh sinh tình cũng đúng. Tôi lại trở về cái sở thích viết báo ngày xưa. Không phải dễ đối với người luôn có máy tính bên cạnh, muốn có bài gửi tôi phải viết ngoài giấy trước, rồi tranh thủ những lúc ca đêm rỗi của máy tính cơ quan. Vậy mà, bài tôi viết nhiều không được đăng. Có hôm Ban Biên Tập một tờ báo chắc thương tình gửi phản hồi về bảo “Ý tưởng thì hay, nhưng cách trình bày diễn đạt còn luộm thuộm.” Có lẽ thời gian học kỹ thuật, bỏ bê viết lách khiến ngôn ngữ tôi không được trau chuốt, câu từ còn lặp nhiều. Cộng với kỹ năng máy tính tôi vẫn chưa thành thạo. Để khắc phục điểm yếu, tôi xin làm ca đêm vừa có thời gian viết bài và truy cập internet. Không nản cuộc, tôi tự rèn cho mình bằng cách học trình bày qua các bài báo, tự đọc tự rút kinh nghiệm cho mình. Tôi cũng hay viết blog, các bài trên diễn đàn hơn như là một cách rèn câu chữ.
Cũng nói thật thấy tôi suốt ngày viết, người thông cảm thì nghĩ tôi xa nhà ít việc để làm, còn không ít người mỉa mai “Dân kỹ thuật, mà suốt ngày viết, không thấy chán à. Nên làm việc có thực tế đi, suốt ngày ngồi viết lung tung”. Chính những câu nói đó, làm tôi càng cố gắng để chứng tỏ tôi không chỉ là linh tinh như họ thấy. Dẫu rằng bài báo được đăng hay không, nhưng nó đã giúp tôi tâm sự những điều khó nói, chia sẽ, học hỏi những kinh nghiệm .. khi cuộc sống xa nhà còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Công không phụ lòng người tay viết của tôi đã lên từng ngày, bài được đăng báo cũng nhiều lên .
Thành công đã thật sự mỉm cười khi lần đầu tiên tham dự cũng là lần đầu tiên của tôi giải nhất một cuộc thi viết Nét văn hoá người thợ điện trên cả nước. Vượt qua những nhà báo lão làng trong nghề, tôi là thí sinh tham dự nhỏ tuổi nhất và đạt phần thưởng cao nhất. Có lẽ vậy, hôm nhận giải tôi đã khóc. Không chỉ vì niềm vui đạt được mà còn những nổ lực của mình đã được công nhận, người ta không thể xem thường tôi nữa. Tiền nhuận bút từ các báo cũng để cho tôi mua được một máy ảnh để săn tin viết bài. Cũng từ những cái căn bản cơ sở đó tôi đã trở thành một phóng viên nghiệp dư của ngành khi có thể vừa làm công việc của mình vừa có thể làm báo. Những bài viết của tôi luôn được đón nhận, vì đó không phải là viết theo những lối mòn cũ mà tôi đã khai thác một góc nhìn mới về người thợ điện. Về đời sống của những con người trực tiếp sản xuất. Bên cạnh chữ Quyền họ thấy còn là chữ Độc to đùng. Máu và mạng sống của người thợ điện cả đấy.
Giờ thì tôi đã trở về làm việc gần nhà. Nhiều người vẫn tưởng tôi theo nghề viết hơn là ngành điện. Có người tò mò tại sao tôi lại nổi lên được với nghề tay trái thế, nhưng thật sự đó là cả quá trình tự học và phấn đấu. Quan trọng bạn có ước mơ và giữ vững ước mơ ấy. Còn tôi vui mừng dù không được là một phóng viên chuyên nghiệp nhưng vẫn làm được những điều tôi thích. Và hình như tôi cũng đang đánh cược với bản thân có đi trái ngành, nhưng với đam mê tôi vẫn giữ được ước mơ thời con trẻ. Có thể đọc xong bài này, có người trách tôi, sao không có lập trường từ ngày đó.. Ừ! cũng đúng vậy, nếu ngày ấy tôi thi vào báo chí thì đã khác. Hay tôi yên phận học sư phạm thì giờ cũng đã trở thành cô giáo trẻ yêu nghề rồi cũng nên. Nhưng... đó chỉ là giá như. Sự thật là con đường tôi đã chọn là khác và đã bước đi rất dài rồi.
Tôi còn quá trẻ để nói cái gì đó về Phụ Nữ Chuẩn 10. Chỉ là một bài viết tham dự chia sẻ, một chút trải lòng cùng các bạn trẻ đồng cảnh ngộ. Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng. Dẫu quyết định của mình có lúc là sai, bạn cũng đừng buồn và than thân trách phận làm gì. Cuộc đời không dài để cho bạn bắt đầu lại, nhưng cũng đủ để bạn thay đổi số phận của mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Chỉ cần có niềm tin, hy vọng và sự quyết tâm của bạn.
Lên cấp III, bố mẹ nghĩ tôi không có khả năng theo khối A nên mong tôi vào lớp chuyên văn. Nhưng tôi không hiểu sao người ta xem khối C là môn học thuộc không hơn không kém. Số phận nó càng hẩm hiu hơn khi đầu ra của khối này lại còn kém hơn tất cả khối khác. Từ nhỏ, tôi đã thích viết bài cho báo Thiếu Niên Tiền Phong hay Mực tím. Có lẽ vì vậy mà ước mơ làm cô phóng viên đã trỗi dậy trong tôi từ rất lớn. Một cô gái năng động với máy ảnh, được đi đây đi đó chụp ảnh rồi viết bài luôn thôi thúc trong tôi. Nhưng đến khi tôi làm hồ sơ, thi vào đại học. Mẹ không đồng tình, học báo chí ra xin việc sẽ thế nào? Liệu ra trường tôi có xin được việc ở vùng “Toàn con ông cháu cha” này? Hay tôi có đủ tự tin để chen chân ở các thành phố lớn? Lời mẹ nói cũng đúng, thực tế tôi cũng thấy vậy. Ra trường, chắc chắn cái dây thất nghiệp sẽ lòng thòng chờ cổ tôi vào. Tôi lờ mờ hiểu không chỉ đơn giản là yêu thích mà còn là cuộc sống sau này của mình. Quanh đi quẩn lại, rồi tôi chọn sư phạm vì nó phù hợp với sức học của mình. Và như bao đứa bạn tôi không thích Nghề gõ đầu trẻ vẫn nộp hồ sơ vào, vì đó là sự lựa chọn hợp lý nhất khi không còn lựa chọn nào khác.
Khi tôi cầm giấy báo đại học, niềm vui chưa được lâu cũng là lúc bố tôi cập nhật thông tin trên báo. Một danh sách dài sinh viên sư phạm khối C ra trường còn tồn đọng và không xét chỉ tiêu. Bố tôi phân vân: “Vậy 4 năm nữa con ra trường sẽ ra sao???” Mọi việc, sẽ đi theo chiều hướng đã định nếu như không có một biến cố nữa xảy ra. Khi cơ quan bố lại có một suất chỉ tiêu cho con em trong nghề. Có nghĩa lúc ấy cho tôi hai sự lựa chọn. Một là học đại học sau này chưa biết đi đâu về đâu. Hai là học trung cấp ra có việc làm luôn. Bố mẹ không ép buộc, cho tôi tự quyết định tương lai của mình.
Thực ra mà nói nghề sư phạm tôi cũng không yêu thích. Tôi cũng hơi thực dụng khi nghĩ đầu vào còn phải đầu ra, học bên này bố mẹ cũng không mất gì, học xong tôi cũng dễ dàng xin được việc. Vậy là tôi trở thành đứa trái ngược trong mắt bạn bè khi bao nhiêu công sức học, ôn thi. Giờ lại bỏ đại học, đi học trung cấp một trường kỹ thuật. Bỏ qua cả truyền thống đại học của gia đình, để theo cầm búa chứ không cầm phấn. Tự tin với sự lựa chọn của mình là đúng, con đường tôi đi đã rẽ ngoặt sang lối khác.
Thay đổi môn học 180 độ, từ những câu văn chương những sự kiện lịch sử. Tôi bắt đầu dần dần thay thế bằng những công thức bài toán, những nguyên lý làm việc và các hình vẽ khó hiểu. Đến đây tôi mới thấu, không chỉ đơn giản học trung cấp là dễ. Hay tại mấy kiến thức căn bản của khối A tôi không nắm vững nên giờ mới khó khăn thế này. Dù sao đi nữa, tôi đã quyết định quá táo báo và hơi liều khi chuyển ngành đột ngột như thế.
Thời thế luôn xoay vần và tôi cũng không nghỉ rằng tôi học lớp con em trong nghề ra cũng thất nghiệp. Rồi phải chờ đợi... từ tháng cho đến năm. Tôi ở nhà thui thủi không biết làm gì, trong khi bạn bè đang là sinh viên năm thứ 3. Tôi như kẻ sống trong thất vọng của sự nuối tiếc. Thời gian thấm thoắt trôi đi, tôi hiểu mình đã phí hoài tuổi trẻ. Tôi đang để phí thời gian của mình ngồi ở nhà để mà kêu than, tự trách mình đã chọn lối đi sai hướng. Tôi lại bắt đầu xin bố mẹ ôn thi để học liên thông.
Cuối cùng tự mình tôi cũng xin được việc. Chính xác hơn là chính sách đi lên vùng sâu vùng xa nơi đang thiếu người. Với lý do cụ thể “đằng nào cũng xa rồi”, người ta đẩy tôi lên vùng xa hơn cho người gần được về. Ừ thì tôi đã xa nhà gần 1000 cây số, có xa thêm một 100 cây nữa cũng chẳng sao, đi xa để cho người trực lâu năm có điều kiện đoàn tụ với gia đình thì cũng xem như làm được việc có ích. Đối ngược với niềm hăm hở trong tôi là con đường dẫn vào cơ quan lác đác tờ tiền âm phủ. Đúng cơ quan gần nghĩa địa. Cũng dễ hiểu cho công việc của tôi vì gần nghĩa địa là vị trí xây dựng trạm điện an toàn cho dân khi họ không có những hiểu biết an toàn về điện. Đó là một nơi thuộc huỵện miền núi của Thanh Ba - Phú Thọ. Như cách ví von có khiếu của lũ lớp văn bạn tôi “Nó đang ở trên tộc với già làng”. Mỗi nhà hầu như quản lý một đồi chè nhỏ. Ngồi lan man, tôi hay đưa ra so sánh thú vị: “Nếu mảnh đất đó đặt ở thành phố thì họ là những tỷ phú về đất. Còn ở làng quê nghèo này thì nó giá trị như chính chủ nhân của nó vậy.”
Tôi đã trưởng thành nhiều hơn từ khi xa nhà
Đã có lúc tôi bị khủng hoảng về công việc đang làm.
Tôi sợ, rồi một ngày cũng giống họ. Như một đứa trẻ mất đi đồ chơi mình thích thì tiếc nuối. Tôi đã từng so sánh nếu như ngày ấy… nhưng giờ tôi không còn đường lui. Chân tôi đã lỡ bước trên con đường mới khá xa rồi. Thật sự tôi quá yếu đuối để phù hợp với ngành của con trai này. Tôi thấy bế tắc và sợ hãi, vẫn biết cuộc sống không bao giờ dễ dàng với ai cả, nhưng với một đứa con gái út quen sống trong sự che chở, đùm bọc như tôi thì nó như tăng lên gấp bội. Gọi điện về bảo “Con ở đây cũng vui” mà sao cúp máy nước mắt vẫn rơm rớm. Vì tôi biết chỉ cần tôi khóc 1 thì ở nhà Mẹ cũng khóc 10. Và lúc ấy tôi hiểu chỉ tự mình mới cứu được mình, cũng như khi tôi đã từ bỏ sư phạm để theo cái gọi là kỷ thuật này. Tôi phải hoà hợp với nó như chính tôi đã hoà hợp với cái mảnh đất nghèo nơi đây.
Đọc kỹ nguyên nhân, nắm vững quy trình. Làm việc theo nguyên tắc “Điện là không được nhầm”. Tôi bắt đầu chịu khó tìm hiểu hơn về quy trình quy phạm, cách vận hành thiết bị, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Một hôm vào khoảng 1 giờ sáng, bị sự cố mất điện. Tôi được giao nhiệm vụ đi kiểm tra thiết bị ngoài trời. Trời tối đen như mực, cầm đèn pin đi kiểm tra thiết bị mà tôi sợ kinh khủng. Thú thật với mọi người chứ ở nhà buổi tối sang nhà hàng xóm chẳng dám đi, giờ đây đi kiểm tra vào một thời điểm nhạy cảm thế này, thông thường tôi sợ ma hơn cả sợ điện. Híc, nhưng trong trường hợp này khi công việc đang trở thành cấp bách, tính sợ ma của tôi hình như cũng bị lấn át. Sau đêm đi ca đó, cho tôi rút ra một kết luận thú vị: “Không có ma như mọi người thường dọa, hay ma cũng có thể sợ bị điện giật nên không mò vào trạm điện”.
Nghĩ cũng thấy tức cười, con gái làm nghề khác, đi làm thì quần nọ, áo kia… còn con gái làm nghề này đơn giản lắm, chỉ cần khoác bộ quần áo bảo hộ vào là xong nên sau này anh nào lỡ rước cô thợ điện thì yên tâm không phải lo lắng về khoản tiền quần áo nhé. Tôi phải nói vậy, vì người ta nhìn con gái thợ Điện lạ lắm, kiểu: “Con gái mà làm điện à? hay “Con gái thợ điện mạnh mẽ và khô khan lắm”. Ra đường có người còn trêu: “Em ơi, có trèo được cột điện không?”- Tôi vẫn lém lỉnh “Nếu thấy yêu nghề thì vẫn trèo được”.
Quen với thời gian công việc, quen với cuộc sống một mình với mấy ngọn đồi. Tôi bắt đầu thấy niềm vui từ không gian đưa lại. Mồng 1 tết, phải ở lại trực nơi vùng quê thưa thớt tôi vẫn cười khoe với lũ bạn “Mình tau đã làm được mâm cơm cúng tất niên rồi đấy”. Có lẽ xa nhà, xa mẹ tôi đã trưởng thành hơn nhiều. Chợ xa, nó giúp tôi biết tự tăng gia sản xuất khi trồng được vườn rau tươi tốt. Nấu được mấy món ăn của đất Bắc nữa. Người ta bảo Tức cảnh sinh tình cũng đúng. Tôi lại trở về cái sở thích viết báo ngày xưa. Không phải dễ đối với người luôn có máy tính bên cạnh, muốn có bài gửi tôi phải viết ngoài giấy trước, rồi tranh thủ những lúc ca đêm rỗi của máy tính cơ quan. Vậy mà, bài tôi viết nhiều không được đăng. Có hôm Ban Biên Tập một tờ báo chắc thương tình gửi phản hồi về bảo “Ý tưởng thì hay, nhưng cách trình bày diễn đạt còn luộm thuộm.” Có lẽ thời gian học kỹ thuật, bỏ bê viết lách khiến ngôn ngữ tôi không được trau chuốt, câu từ còn lặp nhiều. Cộng với kỹ năng máy tính tôi vẫn chưa thành thạo. Để khắc phục điểm yếu, tôi xin làm ca đêm vừa có thời gian viết bài và truy cập internet. Không nản cuộc, tôi tự rèn cho mình bằng cách học trình bày qua các bài báo, tự đọc tự rút kinh nghiệm cho mình. Tôi cũng hay viết blog, các bài trên diễn đàn hơn như là một cách rèn câu chữ.
Bây giờ tôi vẫn thường tham gia hoạt động tình nguyện và viết bài về những hoàn cảnh khó khăn.
Cũng nói thật thấy tôi suốt ngày viết, người thông cảm thì nghĩ tôi xa nhà ít việc để làm, còn không ít người mỉa mai “Dân kỹ thuật, mà suốt ngày viết, không thấy chán à. Nên làm việc có thực tế đi, suốt ngày ngồi viết lung tung”. Chính những câu nói đó, làm tôi càng cố gắng để chứng tỏ tôi không chỉ là linh tinh như họ thấy. Dẫu rằng bài báo được đăng hay không, nhưng nó đã giúp tôi tâm sự những điều khó nói, chia sẽ, học hỏi những kinh nghiệm .. khi cuộc sống xa nhà còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Công không phụ lòng người tay viết của tôi đã lên từng ngày, bài được đăng báo cũng nhiều lên .
Thành công đã thật sự mỉm cười khi lần đầu tiên tham dự cũng là lần đầu tiên của tôi giải nhất một cuộc thi viết Nét văn hoá người thợ điện trên cả nước. Vượt qua những nhà báo lão làng trong nghề, tôi là thí sinh tham dự nhỏ tuổi nhất và đạt phần thưởng cao nhất. Có lẽ vậy, hôm nhận giải tôi đã khóc. Không chỉ vì niềm vui đạt được mà còn những nổ lực của mình đã được công nhận, người ta không thể xem thường tôi nữa. Tiền nhuận bút từ các báo cũng để cho tôi mua được một máy ảnh để săn tin viết bài. Cũng từ những cái căn bản cơ sở đó tôi đã trở thành một phóng viên nghiệp dư của ngành khi có thể vừa làm công việc của mình vừa có thể làm báo. Những bài viết của tôi luôn được đón nhận, vì đó không phải là viết theo những lối mòn cũ mà tôi đã khai thác một góc nhìn mới về người thợ điện. Về đời sống của những con người trực tiếp sản xuất. Bên cạnh chữ Quyền họ thấy còn là chữ Độc to đùng. Máu và mạng sống của người thợ điện cả đấy.
Ước mơ làm phóng viên đang dần thực hiện.
Giờ thì tôi đã trở về làm việc gần nhà. Nhiều người vẫn tưởng tôi theo nghề viết hơn là ngành điện. Có người tò mò tại sao tôi lại nổi lên được với nghề tay trái thế, nhưng thật sự đó là cả quá trình tự học và phấn đấu. Quan trọng bạn có ước mơ và giữ vững ước mơ ấy. Còn tôi vui mừng dù không được là một phóng viên chuyên nghiệp nhưng vẫn làm được những điều tôi thích. Và hình như tôi cũng đang đánh cược với bản thân có đi trái ngành, nhưng với đam mê tôi vẫn giữ được ước mơ thời con trẻ. Có thể đọc xong bài này, có người trách tôi, sao không có lập trường từ ngày đó.. Ừ! cũng đúng vậy, nếu ngày ấy tôi thi vào báo chí thì đã khác. Hay tôi yên phận học sư phạm thì giờ cũng đã trở thành cô giáo trẻ yêu nghề rồi cũng nên. Nhưng... đó chỉ là giá như. Sự thật là con đường tôi đã chọn là khác và đã bước đi rất dài rồi.
Tôi còn quá trẻ để nói cái gì đó về Phụ Nữ Chuẩn 10. Chỉ là một bài viết tham dự chia sẻ, một chút trải lòng cùng các bạn trẻ đồng cảnh ngộ. Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng. Dẫu quyết định của mình có lúc là sai, bạn cũng đừng buồn và than thân trách phận làm gì. Cuộc đời không dài để cho bạn bắt đầu lại, nhưng cũng đủ để bạn thay đổi số phận của mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Chỉ cần có niềm tin, hy vọng và sự quyết tâm của bạn.