Con trai đầu vừa tròn 13 tháng, tôi không hề có cảm giác gì là mình lại tiếp tục mang bầu lần 2. Suốt 1 tuần đầu tiên nghén, cảm giác khó chịu khi ăn cũng vẫn không làm tôi mảy may nghĩ đến chuyện mình lại có em bé. Chỉ khi chậm kinh được 5 ngày mới tặc lưỡi mua que về thử. Nhìn kết quả hiện lên 2 vạch rõ rệt, tôi không biết diễn tả tâm trạng mình lúc đó thế nào. Chồng thì đang đi công tác nước ngoài không liên lạc được, lúc này tôi cùng con ở quê chơi với ông bà nội. Tôi bẽn lẽn nói với mẹ chồng: “Con lại có em bé nữa mẹ ạ!”. Bà hơi bất ngờ, còn tôi thì bấn loạn không biết phải tính sao vì con trai còn nhỏ quá, không biết sẽ chăm sóc con thế nào khi 2 đứa trứng gà trứng vịt. Mẹ chồng bảo: “Tuỳ hai vợ chồng thôi” trong khi bố chồng tần ngần: “Thằng cu còn nhỏ quá…”.
Mặc dù không có cảm giác lâng lâng như lần đầu được làm mẹ, nhưng bạn bè biết tin ai cũng một mực bảo nên giữ lại, vất vả một chút, cùng một công chăm sóc sau này đỡ phải lo chuyện chăm con nhỏ nữa. Rồi thì thời buổi này ăn uống nhiều thức không đảm bảo, có con đâu phải dễ, lỡ sau không có lại được nữa thì hối cũng không được,… Mà thực sự trong lòng tôi cũng không nghĩ đến chuyện sẽ bỏ đứa con này, nhưng bao nhiêu cảnh tượng vất vả hiện ra trong đầu khi có thêm một đứa bé nữa trong nhà, nhất là thời kỳ nghén mới thật là kinh hoàng.
Mặc dù không có cảm giác lâng lâng như lần đầu được làm mẹ, nhưng bạn bè biết tin ai cũng một mực bảo nên giữ lại, vất vả một chút, cùng một công chăm sóc sau này đỡ phải lo chuyện chăm con nhỏ nữa. Rồi thì thời buổi này ăn uống nhiều thức không đảm bảo, có con đâu phải dễ, lỡ sau không có lại được nữa thì hối cũng không được,… Mà thực sự trong lòng tôi cũng không nghĩ đến chuyện sẽ bỏ đứa con này, nhưng bao nhiêu cảnh tượng vất vả hiện ra trong đầu khi có thêm một đứa bé nữa trong nhà, nhất là thời kỳ nghén mới thật là kinh hoàng.
Con trai đầu của tôi
Mới có 5 ngày mà đã khổ sở đến thế, còn nhớ lúc trước sinh thằng anh, bữa nào cũng chỉ 1 muôi cơm, ngày 3 bữa như 1 - chỉ có cá, tôm, tép rang khô nhai rệu rạo, ăn thịt thì nuốt xuống cổ được 1 nửa đã bị lôi ngược trở lại ngay. Bữa nào ăn quá 1 miếng thôi là cũng trả lại hết những gì đã dung nạp được. Suốt 9 tháng 10 ngày như thế, đến cả trước khi sinh, chồng bón cho được nửa bát cơm, trợn mắt trợn mũi lên nuốt, đến miếng cuối cùng thì cũng lại phun ra bằng hết, phải nhịn đói vào phòng đẻ. Mà nào có đẻ được nhanh đâu? 1 tuần sau dự sinh vẫn chưa có hiện tượng, dấu hiệu gì. Vào phòng đẻ từ 2h30p sáng thứ 7, chứng kiến biết bao bà mẹ vào chờ cùng rồi đều sinh xong hết, 23h đêm Chủ nhật mới được nằm lên bàn đẻ với cái bụng lép kẹp đói meo, vật lộn với các cơn đau đến 4h25 sáng thứ 2 con mới chịu ra đời. Nhưng rồi mọi chuyện đều đâu vào đấy, con trai cũng đã lớn thế rồi…
Hai "cục cưng" của tôi
Khi chồng trở về, tôi phụng phịu “bắt đền”. Chồng bảo: “Thôi cố gắng vất vả một chút, cho con có anh có em cũng tốt, đằng nào cũng phải đẻ - đẻ trước khỏi đẻ sau”. Tôi khóc toáng lên rồi than khó nọ khó kia. Chồng lại bảo: “Thế hay là bỏ? Tôi cũng lại lắc đầu không chịu… Thế là quyết định để thằng em ra đời…”.
Khi tôi mang thai được 3 tháng, không hiểu vì lý do gì, bụng tôi cứ lâm râm đau, có lẽ một phần do thằng anh nghịch quá, lâu lâu lại đổ ập xuống người mẹ, hoặc chạy lăng xăng nghịch ngợm cái nọ cái kia khiến tôi cứ phải chạy theo trông chừng từng chút một. Đi khám thì bác sĩ nói rằng tôi bị doạ sảy, phải kiêng hoạt động nhiều, nên nằm một chỗ.
Tôi nghĩ càng cảm thấy ngán ngẩm khi đồng thời trong lúc này mẹ tôi thì ốm đau nằm viện suốt và cũng thường phải đi đi lại lại thăm nom. Bà bị ung thư cổ tử cung, cũng may là trước đó phát hiện sớm nên đã chữa trị kịp thời, đó là thời gian điều trị bệnh phụ sau xạ trị. Không chỉ có thế, hai vợ chồng tôi thuê nhà ở Hà Nội cùng với 2 vợ chồng anh trai. Chị dâu lúc này cũng đang đến ngày sinh nở.
Sáng hôm đó chị sinh thì tối hôm trước ông anh bị ngã xe phải khâu 5 mũi, đồng nghĩa với việc không thể tự phục vụ bản thân mình chứ đừng nói đến chuyện phục vụ vợ anh ấy. Không còn ai khác tôi đành vác bụng bầu đưa chị vào viện, một tay lo chạy đủ điều, túc trực cùng chị. Con trai đành để ông anh ngồi 1 chỗ trông tạm trong phòng, may mà cu cậu dường như cũng biết mẹ bận nên không khóc quấy nhiều.
Bao nhiêu khó khăn đổ dồn nhưng tôi gần như nín thở và không dám ốm hay kêu than. Em gái ở riêng cũng phải nghỉ làm để cùng tôi chạy đi chạy lại bệnh viện… Cùng vật lộn với ca đẻ của chị dâu, cơm nước phục vụ qua lại, dù rất mệt nhưng tôi vẫn cố đợi chị ấy mẹ tròn con vuông rồi mới trở về nhà để em tôi ở lại chăm bà đẻ. Hôm sau, tôi vẫn lại cơm cơm cháo cháo phục vụ cả nhà, nói thật cho đến giờ này, nhiều lúc tôi cũng vẫn còn cảm thấy bàng hoàng không hiểu vì sao mình có thể đủ sức khỏe để trải qua được những ngày tháng đó.
Riêng việc chăm cho con ăn, con ngủ, tắm cho con và cơm nước cho cả nhà cũng đã là cả 1 vấn đề lớn của 1 người bình thường chứ chưa nói đến 1 bà bầu như tôi. Trong lúc này công việc kinh doanh qua mạng những ngày đó cũng có đơn hàng của khách cần xử lý… Quay cuồng với không biết bao nhiêu việc đến muốn nằm nghỉ thì con trai lại nghịch ngợm không chịu ngủ. Có lúc phải bỏ mặc con chơi, cố mà nằm một chút thì có khi vừa đặt lưng xuống lại phải dậy để lấy bô cho con ị, hoặc thay quần cho con vì con lỡ đái dầm, hoặc mải nghịch quá ngã đau lại khóc toáng hay có lúc đòi lấy một thứ đồ gì đó cũng nhành nhạch khóc. Tôi mệt mỏi và rã rời khi mỗi ngày chầm chậm trôi qua.
Hơn một tháng sau sinh, anh chị tôi đưa nhau về quê, mẹ thì vẫn yếu không trông giúp được, em gái chuyển về ở cùng nhưng cũng đi làm cả ngày đến tối mới trở về. Cứ cố thêm một chút, không có người giúp thì việc đến tay cứ phải làm lấy cũng xong. Ngày qua ngày, tôi may mắn vẫn giữ được cái thai mặc dù chẳng được nghỉ ngơi, nằm một chỗ gìn giữ như lời bác sỹ dặn. Có lẽ thằng em hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của mẹ khi mang bầu nên đã cố gắng bám trụ trong bụng chờ đến ngày hoàn thiện để chui ra.
Khi thằng em ra đời lại bắt đầu tiếp một chuỗi ngày vất vả mới. Mặc dù gửi thằng anh đi học được gần chục ngày thì đã bị ốm mất 7 ngày. Chưa kể ngày nào cũng khóc từ nhà đến lớp và chiều về thì không chịu rời mẹ nửa bước như thể sợ rằng nếu rời ra thì cái con mẹ bụng ỏng lặc lè kia sẽ biến mất không bằng. Lúc đưa thằng em về, thằng anh ban đầu còn tủm tỉm cười như nhìn thấy”vật lạ” rồi thình lình đập bốp vào đầu thằng em, những ngày sau đó, hễ về đến nhà là khóc đòi mẹ bế vì sợ giành mất mẹ! Kể cả mẹ cho em ti cũng lăn đùng ra khóc đòi mẹ bế bằng được mới thôi.
Bà đỡ bệnh cũng về quê tĩnh dưỡng và chăm cháu nội. Thằng em lớn hơn một chút thì hai anh em cùng giành mẹ. Khổ nhất là những ngày bố đi làm về muộn hoặc đến lịch chơi Tenis vẫn được duy trì mỗi tuần 1 buổi tối đến 9-10h đêm mới về. Trong khoảng thời gian 1 tiếng 30 phút từ lúc thằng anh đi học về đến lúc dì hoặc bố về, một mình phải vừa trông 2 thằng, tắm cho chúng, vừa nấu cơm tối cũng đủ để tôi mệt nhoài rồi. Có lúc vừa nấu cơm, vừa ra rả quát thằng anh làm trò cho em xem mà nó không chịu lại cứ một mực đòi mẹ lên nhà pha sữa cho uống… Nấu cơm xong, cho 2 thằng ăn uống xong thì dì với bố mới về đến. Hôm nào cả dì cả bố cùng về muộn thì đúng là muốn kiệt sức.
Dường như lũ con tôi, chúng chỉ nhằm những lúc như thế để hành mẹ nhiều hơn thì phải. Tôi phải bê cơm lên nhà để vừa trông con vừa tranh thủ ăn được miếng nào hay miếng đó. Đấy là những hôm thuận lợi con chơi ngoan hơn để mẹ nấu suôn sẻ, có hôm thì nấu món ăn mặn sẵn từ trưa rồi nên đỡ được một công đoạn nấu nướng. Cũng có những hôm chưa nấu được gì, mọi việc đã loạn cào cào lên rồi…
Có lúc thằng em đang ngậm chặt ti, hai mẹ con đang nằm lại phải giật ra khỏi mồm để dậy bật lại nhạc cho thằng anh ở máy tính. Thằng em lại khóc toáng lên bắt đền. Dỗ được thằng em nín thì clip của thằng anh lại vừa lúc phát hết. Xem chán lại ra đòi mẹ bế. Một mực đẩy thằng em trong lúc mắt đang lim rim sắp ngủ say để bắt mẹ bế mình, không được thì khóc toáng lên, thằng em đang dở mắt cũng khóc theo, tự nhiên bao mệt mỏi như vỡ òa tôi cũng khóc theo.
Thường thì lúc bố về, mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp hết sức. Có lúc 2 thằng đã lăn quay ra ngủ “dẹm” (ngủ tầm 15-30 phút lại dậy), có lúc lại đang chơi ngoan khiến bố chả thấy được mẹ đã mệt mỏi thế nào…
Lúc đi ngủ lại là một cuộc chiến không kém phần mệt mỏi. Mẹ nằm giữa, 2 thằng con nằm 2 bên, mà cứ phải tầm 11h đêm mới đến giờ các con ngủ. Lúc này mẹ cũng đã mệt nhoài và cả 2 cùng không chịu bố bế hay ru ngủ. Mẹ nằm nghiêng một bên cho em ti, nếu chưa đủ “liều” – em sẽ chưa chịu ngủ. Lỡ có giật ra thì lại lăn lộn khắp giường rồi khóc. Trong khi đó, thằng anh sẽ bắt mẹ phải nằm ngửa lên để cu cậu sờ tai, có lúc nhiễu hơn thì bắt mẹ nằm quay mặt lại ôm cậu để hát “à ru hời ới hời ru” – mà phải hát đủ câu mẹ tự thêm đằng sau đó “ới thằng cu con tôi ơi, nó ngủ đi thôi con ơi…”.
Khi thằng em ra đời lại bắt đầu tiếp một chuỗi ngày vất vả mới. Mặc dù gửi thằng anh đi học được gần chục ngày thì đã bị ốm mất 7 ngày. Chưa kể ngày nào cũng khóc từ nhà đến lớp và chiều về thì không chịu rời mẹ nửa bước như thể sợ rằng nếu rời ra thì cái con mẹ bụng ỏng lặc lè kia sẽ biến mất không bằng. Lúc đưa thằng em về, thằng anh ban đầu còn tủm tỉm cười như nhìn thấy”vật lạ” rồi thình lình đập bốp vào đầu thằng em, những ngày sau đó, hễ về đến nhà là khóc đòi mẹ bế vì sợ giành mất mẹ! Kể cả mẹ cho em ti cũng lăn đùng ra khóc đòi mẹ bế bằng được mới thôi.
Bà đỡ bệnh cũng về quê tĩnh dưỡng và chăm cháu nội. Thằng em lớn hơn một chút thì hai anh em cùng giành mẹ. Khổ nhất là những ngày bố đi làm về muộn hoặc đến lịch chơi Tenis vẫn được duy trì mỗi tuần 1 buổi tối đến 9-10h đêm mới về. Trong khoảng thời gian 1 tiếng 30 phút từ lúc thằng anh đi học về đến lúc dì hoặc bố về, một mình phải vừa trông 2 thằng, tắm cho chúng, vừa nấu cơm tối cũng đủ để tôi mệt nhoài rồi. Có lúc vừa nấu cơm, vừa ra rả quát thằng anh làm trò cho em xem mà nó không chịu lại cứ một mực đòi mẹ lên nhà pha sữa cho uống… Nấu cơm xong, cho 2 thằng ăn uống xong thì dì với bố mới về đến. Hôm nào cả dì cả bố cùng về muộn thì đúng là muốn kiệt sức.
Dường như lũ con tôi, chúng chỉ nhằm những lúc như thế để hành mẹ nhiều hơn thì phải. Tôi phải bê cơm lên nhà để vừa trông con vừa tranh thủ ăn được miếng nào hay miếng đó. Đấy là những hôm thuận lợi con chơi ngoan hơn để mẹ nấu suôn sẻ, có hôm thì nấu món ăn mặn sẵn từ trưa rồi nên đỡ được một công đoạn nấu nướng. Cũng có những hôm chưa nấu được gì, mọi việc đã loạn cào cào lên rồi…
Có lúc thằng em đang ngậm chặt ti, hai mẹ con đang nằm lại phải giật ra khỏi mồm để dậy bật lại nhạc cho thằng anh ở máy tính. Thằng em lại khóc toáng lên bắt đền. Dỗ được thằng em nín thì clip của thằng anh lại vừa lúc phát hết. Xem chán lại ra đòi mẹ bế. Một mực đẩy thằng em trong lúc mắt đang lim rim sắp ngủ say để bắt mẹ bế mình, không được thì khóc toáng lên, thằng em đang dở mắt cũng khóc theo, tự nhiên bao mệt mỏi như vỡ òa tôi cũng khóc theo.
Thường thì lúc bố về, mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp hết sức. Có lúc 2 thằng đã lăn quay ra ngủ “dẹm” (ngủ tầm 15-30 phút lại dậy), có lúc lại đang chơi ngoan khiến bố chả thấy được mẹ đã mệt mỏi thế nào…
Lúc đi ngủ lại là một cuộc chiến không kém phần mệt mỏi. Mẹ nằm giữa, 2 thằng con nằm 2 bên, mà cứ phải tầm 11h đêm mới đến giờ các con ngủ. Lúc này mẹ cũng đã mệt nhoài và cả 2 cùng không chịu bố bế hay ru ngủ. Mẹ nằm nghiêng một bên cho em ti, nếu chưa đủ “liều” – em sẽ chưa chịu ngủ. Lỡ có giật ra thì lại lăn lộn khắp giường rồi khóc. Trong khi đó, thằng anh sẽ bắt mẹ phải nằm ngửa lên để cu cậu sờ tai, có lúc nhiễu hơn thì bắt mẹ nằm quay mặt lại ôm cậu để hát “à ru hời ới hời ru” – mà phải hát đủ câu mẹ tự thêm đằng sau đó “ới thằng cu con tôi ơi, nó ngủ đi thôi con ơi…”.
Hai "thiên thần" bé bỏng của tôi
Lúc chưa muốn ngủ thì cười khanh khách hát theo. Thỉnh thoảng cũng được ngày 2 thằng cùng thuận lòng thương mẹ giữ nguyên tư thế mẹ nghiêng bên này cho thằng em bú, thằng anh nằm nghiêng theo chiều của mẹ để sờ tai và cùng ngủ say sau vài phút. Nhưng thường vẫn là mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng vật lộn với nhau như thế, bố có xót ruột muốn giúp thì thằng lớn đẩy ra khóc bảo: “Bố đi ra!”. Còn em thì bố có bế lên tay dỗ, lắc đủ kiểu cũng vẫn cứ ngoạc mồm ra khóc mãi đến khi sang tay mẹ mới nín bặt như tắt đài…
Ngày nào cũng vài phen căng thẳng, mệt nhoài như thế, nhưng tôi cũng buộc mình phải quen dần và giải quyết ổn thoả. Nhiều lúc mệt mỏi đồ dồn tôi vẫn vượt qua được đấy thôi nên tôi cũng tập quen luôn với những căng thẳng thường ngày. Vẫn luôn chuẩn bị cơm ngon canh ngọt nóng sốt mỗi bữa tối đông đủ cả nhà. Ngày vẫn bán hàng online và tham gia facebook mỗi khi rảnh rỗi. Có khi một tay ôm thằng em đang ngậm ti, 1 tay đánh phím như lúc đánh nốt đoạn cuối của bài viết này, có chút thời gian hở ra, tôi vẫn mày mò làm thành công các món mứt theo trào lưu tự làm mứt Tết của chị em…
Mỗi khi nhìn hai thiên thần say giấc hoặc các con bi bô ngộ nghĩnh đáng yêu của thằng anh, những phát triển theo mỗi giai đoạn của thằng em từng ngày lại khiến mọi mệt mỏi trong tôi hoàn toàn tan biến. Với tôi, niềm hạnh phúc lớn nhất là được nhìn ngắm sự lớn lên của con mỗi ngày. Các cụ xưa đã đúc kết lại rằng: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” quả không sai chút nào. Khi không có sự trợ giúp nào nữa thì tự mình sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để tự trợ giúp mình vượt qua được tất cả mà thôi. Và tôi cũng đã không ngã quỵ, không phát điên với những phút vật lộn cùng những khó khăn quanh mình.