Kể từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh, kinh nguyệt là một phần quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Kinh nguyệt không vô nghĩa như bạn nghĩ, theo nhà khoa học Margie Profet của Đại học California tại Berkeley, chúng chính là một cơ chế mà cơ thể tạo ra để bảo vệ tử cung và ống dẫn trứng của phụ nữ khỏi nhiễm trùng. Trong quá trình này, tử cung bong ra các lớp niêm mạc sau đó được tẩy sạch bằng các tế bào miễn dịch.

Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng cho thấy tử cung của chị em đang gặp vấn đề. Tử cung không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, khả năng sinh sản mà còn quyết định sức khỏe tổng thể. Theo y học Trung Quốc, nếu người phụ nữ có đủ 3 dấu hiệu dưới đây nghĩa là tử cung của bạn đang vô cùng khỏe mạnh.

temlate2.jpg

3 dấu hiệu trong kỳ kinh nguyệt cho thấy sức khỏe sinh sản của phụ nữ rất tốt

- Lượng kinh nguyệt không quá ít

Kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng theo chu kỳ, thời gian hành kinh bình thường khoảng 3 đến 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng 60 - 80ml. Nếu bạn nhận thấy lượng máu ít hẳn so với những tháng trước, số ngày hành kinh ít hơn bình thường, dưới 2 ngày thì có nghĩa kinh nguyệt đã gặp trục trặc.

6e3dd4cb39a7b02a4a73524d18e5b7c9.jpg

Nếu bạn nhận thấy lượng máu ít hẳn so với những tháng trước, số ngày hành kinh ít hơn bình thường, dưới 2 ngày thì có nghĩa kinh nguyệt đã gặp trục trặc.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, nếu kinh nguyệt của phụ nữ ra ít thì ngoài liên quan đến việc thiếu hụt khí huyết thì còn có thể cho thấy tử cung bị "lạnh" và gây tắc nghẽn máu kinh. Thậm chí, máu ít còn là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, bệnh lý tuyến giáp, buồng trứng đa nang, sẹo sau khi nạo hoặc nong tử cung, hẹp cổ tử cung...

Ngược lại, nếu phụ nữ thấy kinh nguyệt diễn ra bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày hoặc thậm chí 2-7 ngày. Hàng tháng kinh nguyệt đến đều đặn, không có nhiều biến động thì tức là tử cung của bạn còn khỏe mạnh.

- Mắt không có quầng thâm

Nhiều chị em bị thâm quầng mắt do thức đêm nhưng nếu bạn ngủ đủ, ngủ sớm mà mắt vẫn thâm quầng thì hãy chú ý đến sức khỏe tử cung của bạn.

Quầng thâm mắt có thể xảy ra do đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Bên trong tử cung có khí trì trệ, huyết ứ đọng, khí huyết vận hành mất cân bằng, vấn đề này xảy ra trong thời gian dài, việc cung cấp máu và oxy cho tử cung không đủ, sẽ gây rối loạn chức năng và gây quầng thâm mắt.

Ngược lại, nếu trong những ngày này chị em vẫn giữ được thần sắc tươi tắn, hồng hào, đặc biệt mắt không có quầng thâm thì có thể phần nào yên tâm về sức khỏe sinh sản của mình.

530c1e5a617e626983612c77a6c22314.jpg

- Kinh nguyệt màu đỏ tươi

Màu sắc của kinh nguyệt có thể coi là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe của cơ quan sinh sản. Kinh nguyệt màu máu đỏ như dâu tây được xem là cơ thể khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là lớp niêm mạc được rơi ra và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng.

Ngược lại, khi máu có màu nâu đậm hoặc đỏ đậm thì chứng tỏ một ít lượng máu kinh nguyệt từ tháng trước vẫn còn sót lại bên trong tử cung.

Kinh nguyệt màu xám và đỏ lẫn lộn có thể là do dấu hiệu đang mang thai, hoặc có thai mà ra máu bất thường. Kinh nguyệt có màu cam là dấu hiệu đang bị nhiễm trùng. Nếu kinh nguyệt màu cam và kèm theo mùi hôi cùng với những cơn đau nghiêm trọng ở bụng thì rất có thể đang bị nhiễm trùng đường sinh dục.

Những việc không nên làm trong kỳ kinh nguyệt để bảo vệ cơ quan sinh sản

- "Lười" thay băng vệ sinh:

Trong kỳ kinh nguyệt, vùng kín phụ nữ thường nóng và ẩm hơn bình thường, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển rất nhanh. Nếu như bạn lười thay băng vệ sinh trong thời điểm này sẽ khiến lượng vi khuẩn ở vùng kín sinh sôi nhiều hơn. Có thể gây ngứa, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung... Tốt nhất mỗi phụ nữ đều nên thay băng vệ sinh sau 2-3 giờ/lần, cho dù lượng kinh nguyệt có ra ít hay là nhiều.

- Thụt rửa:

Việc thụt rửa dễ gây nhiễm khuẩn, nấm, gây khó thụ thai, nhiễm trùng cô bé... Nếu để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng sẽ gây hại cho tử cung, cuối cùng là gây ra vô sinh.

- Uống trà, ăn đồ cay, lạnh:

Uống trà thực tế không hề gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ uống trà đặc trong những ngày có kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, không có lợi cho sự phục hồi máu, và dễ gây thiếu máu. Đồng thời, thói quen ăn đồ cay, lạnh trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ làm chị em cảm thấy khó chịu, lạnh bụng... Tốt nhất là nên tránh ăn.

(T/h)