Nếu như vẻ bề ngoài sạch sẽ phản ánh tính cách, lối sống của một người thì nội tạng sạch lại cho thấy tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của họ dài hay ngắn. Những người có nội tạng sạch sẽ sống khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, trong khi những người có bệnh sẽ sống mệt mỏi, ốm yếu, như vậy tuổi thọ sẽ khó lòng kéo dài.

Theo Y học Trung Quốc, một người phụ nữ có tuổi thọ ngắn thì 3 bộ phận trên cơ thể sẽ bị "bẩn".

Phụ nữ nếu cơ thể có 3 chỗ này luôn bị "bẩn": Coi chừng bạn là người nhiều bệnh tật và tuổi thọ ngắn hơn  - Ảnh 1.

Vị trí đầu tiên: Tử cung bị "bẩn"

Tử cung là cơ quan nuôi dưỡng bào thai và tạo ra kinh nguyệt, sức khỏe của nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống bận rộn, áp lực, nạo phá thai nhiều lần vệ sinh không tốt... mà tử cung của chị em có thể bị tổn thương nặng nề.

Khi tử cung không khỏe, một loạt căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và rất nhiều bệnh khác...

Ngược lại, nếu phụ nữ có tử cung khỏe mạnh, tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa sẽ giảm dần, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.

Nếu có những dấu hiệu "bất thường" sau đây tại vùng kín, phụ nữ nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt: Vùng kín chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo bất thường, thường xuyên tiểu són...

* Cách làm sạch tử cung

Phụ nữ nếu cơ thể có 3 chỗ này luôn bị "bẩn": Coi chừng bạn là người nhiều bệnh tật và tuổi thọ ngắn hơn  - Ảnh 3.

1. Giữ vệ sinh vùng kín

Để bảo vệ tử cung, chị em cần giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ mỗi ngày. Không mặc quần lót quá chật. Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh, đặc biệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.

2. Tiêm vắc xin HPV

Phụ nữ đang trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi rất nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vắc xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.

3. Ăn nhiều mộc nhĩ, củ cải trắng, các loại đậu... có tác dụng rất tốt trong việc nuôi dưỡng tử cung.

Vị trí thứ hai: Ruột bị bẩn

Ruột là cơ quan tối quan trọng để có thể duy trì sự sống, chúng là cơ quan tiêu hóa đưa thức ăn từ dạ dày đến hậu môn. Vì vậy người Trung Quốc mới có câu nói: "Đường ruột khỏe mạnh, tự khắc sống thọ".

Hầu hết các chất thải và chất độc do cơ thể con người chuyển hóa đều được đào thải ra ngoài qua đường ruột non. Do đó, một khi ruột non bị "bẩn" rất dễ gây ra độc tố và tích tụ chất thải trong cơ thể, từ đó đe dọa đến sức khỏe.

Ruột bị “bẩn” sẽ có các biểu hiện sau: miệng có mùi, giảm tần suất đại tiện, táo bón, phân có mùi lạ...

nhiem-trung-duong-ruot.jpg

* Cách làm sạch ruột

1. Tập thể dục điều độ: Các bài tập phù hợp với cơ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đảm bảo cung cấp và lưu thông máu, từ đó giảm thiểu khả năng ruột bị bệnh.

2. Ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt: Rau và ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ, có thể làm tăng động lực của nhu động ruột, giúp thông ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.

3. Ăn nhiều thực phẩm giàu folate: Một số loại thực phẩm giàu folate bậc nhất, có thể phòng ngừa ung thư ruột đó là: cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh, măng tây.

Vị trí thứ ba: Mạch máu "bẩn"

Mạch máu là một trong những cơ quan cần được "làm sạch" bậc nhất. Bởi khi chúng bị "bẩn" có thể dẫn đến tình trạng hình thành cục máu đông... gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm đến tính mạng.

Người Trung Quốc xưa từng nói: "Nuôi dưỡng mạch máu có nghĩa là nuôi dưỡng sự sống". Chỉ khi mạch máu mềm, đàn hồi thì các cơ quan khác mới được cung cấp đủ oxy và cơ thể mới có thể khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, thói quen sống sinh hoạt kém khoa học bao gồm ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường đã khiến cho mạch máu bị lão hóa nhanh, trở nên cứng và giòn... Điều này ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu, thậm chí gây ra các bệnh nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.

Khi mạch máu bị “bẩn”, các biểu hiện sau có thể xảy ra: vàng da, vàng mắt, chóng mặt...

gian-dong-mach-vanh-co-nguy-hiem-khong.jpg

* Cách làm sạch mạch máu:

1. Sau tuổi 40, hãy chú ý đến chế độ ăn nhạt, ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, ít thịt và ngũ cốc mịn, đặc biệt là tránh thức ăn có nhiều purin.

2. Làm việc và nghỉ ngơi không điều độ là "kẻ thù" của mạch máu. Nó sẽ dẫn đến mất cân bằng nồng độ hormone. Do đó, cần đi ngủ sớm.

3. Từ bỏ sở thích uống rượu vì nó có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng bám và tăng khả năng hình thành huyết khối.