Tử cung là "gốc rễ" của phụ nữ, đây là nơi thiêng liêng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, "đời sống vợ chồng" của chị em. Do đó phụ nữ dù 18 hay 50 tuổi cũng đều cần quan tâm đến khu vực này.
Thời điểm phụ nữ nên chăm sóc tử cung kỹ lưỡng nhất đó là những ngày kinh nguyệt. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của rối loạn kinh nguyệt đó là bế kinh, lúc này huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung rồi sau đó tràn lên vòi tử cung... gây viêm nhiễm, thậm chí là gây vô sinh.
Trong những ngày kinh nguyệt, nước dừa có thể được xem như thức uống "cứu cánh" cho hội chị em. Trước đây, nhiều thông tin cho rằng nước dừa tính lạnh, không nên uống nhiều trong ngày "đèn đỏ" vì gây lạnh bụng, làm loãng máu và sẽ khiến tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn... Tuy nhiên, điều này là chưa hoàn toàn chính xác.
Phụ nữ "đến tháng" vẫn có thể uống nước dừa bởi đây là thức uống giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... Hơn nữa trong nước dừa có các chất điện giải, giúp tránh hiện tượng mất nước, giúp duy trì sức lực cho các chị em trong những ngày "đèn đỏ" đầy khó chịu.
Phụ nữ uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt, lợi ích nhận về tuyệt vời thế nào?
1. Giúp kích thích đào thải huyết kinh
Nước dừa là thức uống lợi tiểu, có thể kích thích quá trình đào thải máu độc từ tử cung ra ngoài được dễ dàng hơn. Không những thế, đây cũng là loại nước chứa nhiều chất điện giải giúp chị em không bị mất nước, phục hồi sức khỏe trong những ngày "đèn đỏ". Ngoài ra, dừa chứa đường, chất béo, protein, vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng kali, magiê… giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất, cải thiện sức đề kháng.
2. Giảm đau bụng kinh
Nước dừa ngoài công dụng tăng cường dinh dưỡng thì còn đem lại hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh, giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra.
Phụ nữ nên lưu ý điều gì khi uống nước dừa trong ngày "đèn đỏ"?
Phụ nữ có thể uống nước dừa trong ngày kinh nguyệt nhưng không nên uống quá nhiều, nhất là vào buổi tối vì sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Mỗi ngày không nên uống nhiều hơn 1-2 quả. Cần lưu ý không nên uống dừa lạnh (thêm đá hoặc cho dừa vào tủ lạnh).
Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn, đang có cảm giác ớn lạnh, dễ đau đầu kèm theo nghẹt mũi và các triệu chứng khác của cảm lạnh thì không nên uống nước dừa vì dừa có tính mát, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh trĩ, huyết áp thấp nên tránh uống nước dừa vì thức uống này có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp... nên không phù hợp với tình trạng sức khỏe của nhóm bệnh nhân trên.
Phụ nữ uống nước trong ngày kinh nguyệt có thể thúc đẩy việc xả máu kinh nguyệt và làm giảm một số khó chịu ở bụng. Tuy nhiên, phụ nữ cần lưu ý rằng không nên uống trà đặc trong những ngày kinh nguyệt vì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, không có lợi cho sự phục hồi khí và máu, dễ gây thiếu máu. Thêm vào đó thói quen ăn đồ cay, lạnh trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ làm chị em cảm thấy khó chịu, lạnh bụng... Tốt nhất là nên tránh ăn.
Ngoài ra, trong những ngày kinh nguyệt chị em nên thay băng vệ sinh tối thiểu 3h/lần. Nên kiểm tra phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.