Những năm gần đây, phương pháp giáo dục STEAM đang dần trở nên phổ biến hơn. Một số trường học đã áp dụng phương pháp này trong các giờ giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh khi nhắc đến STEAM vẫn còn khá bỡ ngỡ, chưa nghe qua cũng như chưa từng tìm hiểu. Vậy phương pháp này cụ thể là gì, có lợi ích ra sao?
Phương pháp STEAM là gì ?
STEAM là viết tắt của các từ "Science, Technology, Engineering, Art, Math" – "Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học". Phương pháp STEAM có thể hiểu đơn giản là cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nêu trên.
Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế, cho trẻ được trải nghiệm, thực hành ngoài đời sống chứ không chỉ học lý thuyết suông.
Các em học sinh sẽ được làm các thí nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn thường xuyên để có thể thảo luận, tự rút ra kết luận, cũng như ghi nhớ kỹ lưỡng hơn về môn học. Chẳng hạn như nếu học về tại sao nước suối lại trong, các em sẽ được tận tay thử lọc nước chứa các tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, cát. Qua đó, các em có thể rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần trong nước.
Đối với phương pháp STEAM, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ học sinh về học tập. Điều này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em học sinh thật sự tương tác với môn học vì yêu thích, đồng thời kích thích các em có đầu óc tìm tòi.
Có thể nói, giáo dục STEAM giúp phá đi bức tường chắn giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra cho xã hội những con người làm việc sáng tạo, tư duy tìm tòi thật sự.
2. Vì sao giáo dục STEAM quan trọng?
Phương pháp giáo dục STEAM không chỉ mang lại sự phát triển cho toàn xã hội mà còn giúp những đứa trẻ của chúng ta có tương lai tươi sáng hơn. Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới.
Ở các nước phát triển như Mỹ, các công việc liên quan đến khoa học và kỹ thuật kiếm được thu nhập gấp đôi thu nhập trung bình của các công việc khác.
Nhiều báo cáo cũng ghi nhận, trẻ nhỏ được tiếp xúc với phương pháp giáo dục STEAM thường có tư duy logic, sáng tạo hơn so với những đứa trẻ chỉ biết đến mây trời, chim muông,… qua sách vở.Vậy nên để trẻ có tương lai tươi sáng, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhà trường và các bậc phụ huynh nên cho học sinh, con cái tiếp xúc với STEAM ngay từ bây giờ.
3. Bắt đầu phương pháp STEAM như thế nào?
STEAM nghe thì có vẻ cao siêu nhưng việc áp dụng phương pháp giáo dục này không hề khó khăn chút nào. Bố mẹ có thể giáo dục STEAM cho con ngay tại nhà bằng cách truyền cho trẻ cảm hứng sáng tạo, học hỏi qua việc đặt cho chúng các câu hỏi về sự vật, sự việc hàng ngày.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con xem các chương trình dạy khoa học, cho chúng chơi các đồ chơi giúp phát triển trí tuệ. Trong quá trình vừa học, vừa chơi, bố mẹ đóng vai trò người hỗ trợ, đưa ra câu hỏi, đồng thời giải thích cho trẻ các khái niệm liên quan đến công nghệ, khoa học, kỹ thuật… Đồng thời, bố mẹ cũng khuyến khích con đặt ra câu hỏi để kích thích phát triển tư duy, óc sáng tạo hơn.
Bố mẹ quan tâm đến Phương pháp dạy con STEAM, hãy tham khảo TẠI ĐÂY
Theo EducationcLoset