Không ít người vẫn còn tò mò về Qatar - quốc gia có đội bóng là đối thủ của đội U23 Việt Nam tại giải vô địch U23 châu Á năm 2018 tổ chức tại Trung Quốc.

Qatar là đất nước nổi tiếng với nền kinh tế phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người luôn ở ngưỡng rất cao. Tuy nhiên, về thiên nhiên Qatar lại khá khác biệt với hầu hết các nơi trên thế giới, đó là không có rừng. Tỷ lệ rừng ở Qatar được thống kê là 0%.

Không có rừng, không có đồi

Qatar nằm ở vùng đồng bằng khá thấp, khô cằn, phủ đầy cát và chỉ cách mực nước biển khoảng 28m, nên người dân ở đây không có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đồi núi. Cảnh quan tự nhiên thường thấy nhiều nhất ở Qatar chủ yếu là sa mạc khô nóng.

Qatar vô cùng giàu có, nhưng riêng thứ này tỷ lệ sở hữu của họ là 0%! - Ảnh 1.

Qatar không hề có rừng. Ảnh: Internet

Chính vì điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi để trồng rừng, nên ở Qatar hầu như không có ngành công nghiệp khai thác các sản phẩm của rừng. Do đó, gần như tất cả các nhu cầu về sử dụng sản phẩm gỗ và giấy đều được đáp ứng bằng cách nhập khẩu.

Mặc dù phần lớn diện tích chủ yếu là cồn cát, sa mạc, nhưng quốc gia nhỏ bé này vẫn có hệ động thực vật phong phú tọa lạc tại vùng Đảo Tím, ở vị trí cách thủ đô của Qatar khoảng 40 km.

Hiện tại, dự án xây dựng rừng nhân tạo giữa sa mạc của Qatar, điển hình là rừng Sahara (Sahara Forest Project) mới đây đã nhận được sự chú ý lớn nhờ những thành công mang tính đột phá ban đầu.

Qatar vô cùng giàu có, nhưng riêng thứ này tỷ lệ sở hữu của họ là 0%! - Ảnh 2.
Qatar vô cùng giàu có, nhưng riêng thứ này tỷ lệ sở hữu của họ là 0%! - Ảnh 3.

Dự án trồng rừng nhân tạo Sahara đầy triển vọng tại Qatar đã thu được những thành công bước đầu. Ảnh: Saharaforestproject

Khởi điểm từ năm 2012, rừng "nhân tạo" Sahara dự kiến trong tương lai sẽ trở thành một trang trại xanh, có thể cung cấp thực phẩm sạch quanh năm cho những người dân địa phương và nhiều nơi trên thế giới.

Nồng độ khí thải CO2 trong không khí cao nhất trên thế giới

Qatar vô cùng giàu có, nhưng riêng thứ này tỷ lệ sở hữu của họ là 0%! - Ảnh 4.

Tình trạng ô nhiễm không khí báo động ở đất nước Qatar. Ảnh: Internet

Thiệt thòi vì không hề có rừng, Qatar còn là một trong những quốc gia "độc hại" nhất thế giới, với 35,73 tấn CO2 mỗi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và nhiều đô thị của Qatar nằm giữa sa mạc khô nóng, hoang vu và số lượng cây cối ít ỏi.

Nồng độ khí thải CO2 trong không khí ở Qatar đang ở ở mức báo động, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người dân.

Bài viết tham khảo các nguồn: Quora, CNN, Saharaforestproject