Có lẽ vẫn chưa nhiều người biết đến VinFuture vì vẫn còn khá mới. VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu do quỹ VinFuture quản lý, được thành lập từ 20/12/2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ".
Giải thưởng này sẽ được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tôn vinh các phát minh khoa học công nghệ đột phá, có tiềm năng thay đổi cuộc sống con người. Vào tối ngày 20/1 vừa qua, VinFuture đã có lễ trao giải với tổng giá trị giải thưởng lên đến 4,5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng).
Trong VinFuture 2021, có một giải thưởng cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, được trao cho bà Salim Abdool Karim và ông Quarraisha Abdool Karim - 2 vợ chồng khoa học gia đến từ Nam Phi với phát minh gel có chứa dược chất tenofovir, sản phẩm dành cho phụ nữ có tác dụng ngăn ngừa virus HIV.
Dành trọn thời gian để nghiên cứu, ngăn chặn HIV/AIDS
"Giải thưởng này không chỉ dành riêng cho chúng tôi, nó còn là tia hy vọng từ các nước đang phát triển, cho các nhà khoa học vẫn đang cống hiến để mang lại những tương lai tươi sáng cho thế giới" – Giáo sư Salim Abdool Karim phát biểu khi nhận giải.
Dành cho những ai chưa biết, bà Salim hiện đang nhậm chức Giám đốc Khoa học tại Trung tâm nghiên cứu AIDS (CAPRISA) kiêm Phó hiệu trưởng phụ trách mảng Y tế châu Phi của Đại học Kwazulu-Natal tại Nam Phi. Bà từng nhận được hơn 30 giải thưởng trong nước và quốc tế về những đóng góp trong nghiên cứu lâm sàng về HIV và dịch tễ học bệnh AIDS.
Theo tờ Theguardian chia sẻ, băn khoăn lớn nhất của cuộc đời bà Salim Abdool Karim chính là làm sao để ngăn chặn HIV ở phụ nữ trẻ - nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất Nam Phi. Những biện pháp như bao cao su, kiêng cữ hay một vợ một chồng đều khiến phụ nữ không thể chủ động phòng tránh được.
Vào năm 1990, chồng của bà là giáo sư Quarraisha Abdool Karim đã dẫn đầu cuộc khảo sát về "tình trạng nhiễm HIV tại tỉnh KwaZulu-Natal" tại Nam Phi. Vào lúc ấy, HIV giống như một dạng dịch bệnh "tiềm ẩn" với rất ít bệnh nhân có biểu hiện bên ngoài. Sau này thì những ca tử vong do AIDS mới bắt đầu lan rộng, dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng.
Khi khảo sát, giáo sư Quarraisha mới nhận thấy tỷ lệ HIV bỗng tăng đột biến ở trẻ nữ từ 15-19 tuổi, trong khi tỷ lệ ở trẻ nam chỉ tăng sau năm 20 tuổi. Vậy đâu là nguyên do mà các cháu gái bị nhiễm HIV sớm hơn các cháu trai?
"Rất có thể các cô gái vị thành niên ở đây đã quan hệ tình dục với đàn ông ở độ tuổi lớn hơn. Có thể khẳng định rằng, nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch HIV ở châu Phi là do đàn ông trưởng thành thường xuyên quan hệ với những cô gái tuổi mới lớn" – giáo sư Quarraisha chia sẻ.
Sau nhiều nghiên cứu và khảo sát tiếp theo, hai vợ chồng giáo sư nhận định phụ nữ châu Phi có tỷ lệ mắc HIV cao gấp 4 lần nam giới. Chưa kể dân trí ở đó cũng khá thấp, họ không hề biết cách sử dụng bao cao su cũng như không được giáo dục nâng cao nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như có thai ngoài ý muốn.
Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, số người bị nhiễm HIV sẽ ngày càng trẻ hóa và ảnh hưởng nặng nề đến dân số, thậm chí là dấy lên hàng loạt hệ lụy không mong muốn. Đáng sợ hơn, tuy trẻ em gái và phụ nữ biết rủi ro từ HIV nhưng họ vẫn không hề sợ hãi, bởi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS còn chẳng ưu tiên bằng việc kiếm sống qua ngày.
Cả hai vợ chồng thật sự rất "sợ" viễn cảnh tương lai ấy và quyết tâm tìm cách để điều trị loại bệnh thế kỷ này.
Gel ngừa HIV - Từ ý tưởng nhỏ biến thành sự thật
Trải qua một thời gian điều tra tìm hiểu về những người hành nghề mại dâm, bà Salim đã nảy ra sáng kiến về một loại gel hàng rào chống HIV mà phụ nữ có thể chủ động phòng tránh HIV. Cả hai vợ chồng cứ làm, làm mãi và thất bại nhiều lần… cho đến năm 2010 thì họ đã tạo ra sản phẩm hoàn thiện.
"Vào năm 2004, tôi đã bay đến một thị trấn nhỏ để gặp 1 doanh nghiệp công nghệ sinh học, ngày nay là công ty Gilias Science hiện đang đứng top 10 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới. Khi ấy, tôi đã ngỏ ý tìm nguồn thuốc Tenofovir để làm gel, họ bảo đây không phải là định hướng kinh doanh của công ty nhưng sẽ trao đổi thêm với lãnh đạo" – giáo sư Quarraisha tâm sự.
Sau khi ra về, ông Quarraisha vẫn chờ đợi câu trả lời từ phía công ty. Nếu không được trợ giúp thì ông muốn mua trực tiếp 25kg Tenofovir. Còn nếu trường hợp xấu nhất là không được gì, ông phải đi mua nguyên vật liệu thô về nghiền tay, miễn sao có thành phần để bào chế gel là được. May mắn thay, sau khi giáo sư chia sẻ cụ thể dự án, công ty Gilias đã đồng ý hợp tác và tài trợ dược chất.
Có gel rồi nhưng cả hai vợ chồng vẫn phải "đau đầu" vì không biết phải dùng cách nào để phụ nữ bôi gel vào âm đạo. Cuối cùng họ đã dùng thử xilanh – một vật dụng y tế có giá thành rẻ, dễ dùng và dễ sử dụng. Điều này khiến họ vui mừng khôn xiết vì đã tìm ra giải pháp cho đại dịch HIV tại châu Phi.
Trong các thử nghiệm lâm sàng về loại gel này, kết quả cho thấy phụ nữ có dùng sẽ giảm 39% tỷ lệ nhiễm HIV so với những người dùng thuốc khác. Riêng những phụ nữ tuân thủ chặt chẽ (dùng gel trên 80% thời gian trước và sau khi quan hệ) thì tỷ lệ nhiễm HIV giảm tới 54%.
Sau khi chia sẻ về sản phẩm, hai vợ chồng giáo sư Karim còn hài hước chia sẻ thêm về cuộc sống hôn nhân. Ban đầu họ gặp nhau ở trường Đại học Y Nelson Mandela, khi bà cần mượn máy ly tâm nhưng chỉ ở khoa ông ấy có, ông đã "nhân cơ hội" đưa ra lời đề nghị "phải hẹn hò mới cho mượn" nên bà cũng bất đắc dĩ đồng ý. Không ngờ lại hợp nhau nên tiến đến mối quan hệ như bây giờ.
Cả hai vợ chồng cũng rất "đồng tâm ý hợp" khi cùng nảy ra quyết định nghiên cứu loại gel chống HIV này. Ông bà cho biết, tiền tưởng từ VinFuture sẽ đổ về tài khoản chung của hai vợ chồng, cả hai trực tiếp quản lý chứ không thuộc về một cá nhân nào.
"Bất kể trong công việc hay đời sống vợ chồng, mỗi khi chúng tôi có bất đồng thì ông ấy là người nhường nhịn trước. Hy vọng sau này sẽ mãi như vậy" – Bà Salim hài hước chia sẻ.
T/H