fTrong tình yêu, điều đáng sợ nhất không phải hết tình cảm - mà là sự ngộ nhận, cố chấp giữa hai con người đang cho rằng những gì diễn ra là "tình yêu".

Làm sao để biết được mối rung động trắc ẩn ấy, có phải là tình yêu hay không? Hãy lắng nghe những chia sẻ của Kris Gage, nhà văn và cũng là chuyên gia tâm lý học nổi tiếng trên nền tảng chia sẻ kiến thức Medium.

Nền tảng của tình yêu không phải là những "chuyến tàu lượn cảm xúc"

love-is-a-roller-coaster-1

Trong tình yêu, những chuyến "tàu lượn cảm xúc" chắc chắn sẽ xuất hiện, nhưng nó không phải điều cốt lõi.

Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác phấn khích của những đỉnh cao cảm xúc, và mọi người đều muốn sớm gọi đó là tình yêu. Thế nhưng, hầu như con người đều mù quáng trong tình cảm, thậm chí là trở thành kẻ ngốc. Ngay cả khi bạn quả quyết rằng "lần này sẽ khác và đó chắc chắn là tình yêu thật sự", tôi vẫn muốn khẳng định: Những thứ tồn tại ở bề nổi, không phải là tình yêu!

Khi mọi thứ yên ấm chắc chắn không có vấn đề gì cả. Nhưng khi tình cảm có vấn đề, bộ não vẽ ra những thứ tiêu cực nhất mà bạn có thể tưởng tượng. Tôi không khuyên bạn nên thật tỉnh táo hay làm theo bản năng nhưng vẫn muốn nhắn nhủ rằng: Nếu xảy ra chuyện và không thể kiềm chế, có thể bạn đang ích kỷ và sợ mất đi cá nhân mà mình tưởng như đã sở hữu - đó không phải là tình yêu.

hanging-heart

Cảm tính trong tình yêu

Tình yêu bắt đầu từ những cảm xúc mơ hồ, nhưng đừng nói về nó bằng cảm tính - hay những thứ như "sự mê đắm", "ưu tư" hay "không thể sống thiếu ai đó".

Hãy nói với đối tác của mình về tất cả cảm xúc của bạn - chúng là những phần vô cùng tuyệt vời trong trải nghiệm của con người. Chỉ cần hiểu rằng, tình yêu rõ ràng là một lựa chọn, một quyết định tích cực và hàng loạt các khoản đầu tư về thời gian cũng như cảm xúc.

Vấn đề gì nảy sinh khi dùng cảm tính để xác định tình yêu?

1. Nó tạo ra những mối quan hệ chưa trưởng thành.

2. Thứ tình yêu hình thành từ cảm tính sẽ dễ bị chi phối và lụi tàn bởi cảm xúc.

Sự cô đơn trong tình yêu

927d69b32c1c90b6db288bf4d141f14e

Cô đơn không phải là khoảnh khắc và cũng không phải dấu hiệu trầm cảm, nó thường là thứ cảm xúc lan tỏa khi hai người không thực sự kết nối với nhau.

Bạn vẫn có thể quan tâm sâu sắc một ai đó nhưng vẫn cảm thấy cô đơn khi ở bên họ. Nếu không cảm nhận được sự kết nối, nó sẽ không bao giờ trở thành mối quan hệ đầy màu sắc.

Trong những năm tháng tuổi trẻ, có lẽ chị em đều rơi vào hoàn cảnh này: Hẹn hò một anh chàng hay ho rồi mơ hồ nhận ra những khoảnh khắc mà đúng ra, chúng ta nên chia tay.

Cùng đi mua sắm, cùng giết thời gian vào chiều thứ 7 nhưng cả hai không có sự kết nối, chỉ nhìn vào điện thoại hoặc khoảng không rồi đột ngột rơi vào nỗi cô đơn mênh mông vô định. Nếu điều đó thường xuyên diễn ra mà không thay đổi, đó có là tình yêu không?

Trò chuyện

Tôi đã từng hẹn hò một anh chàng trong 5 năm - anh ấy rất thông minh và thành công theo cách riêng của bản thân. Tuy nhiên, về cơ bản thì gã và tôi sống theo những cách khác nhau.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy như mình có một người bạn đồng hành thật sự tinh tế (người kia có lẽ cũng thấy thế). Khi ấy, tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng "trong tình yêu thì ai cũng phải hi sinh, không có người nào là hoàn hảo".

Khi tôi bày tỏ những suy nghĩ ấp ủ hoặc câu hỏi trừu tượng nào đó để kiếm tìm câu trả lời, anh ấy chỉ lơ đãng bỏ qua nó và cho rằng "đó là cách mọi thứ diễn ra và không có ý nghĩa gì cả". Thời khác đó, tôi nhận ra đây không phải là tình yêu.

Chia sẻ niềm vui trong cuộc sống

Nếu đã sẵn sàng làm "bạn đời" của nhau, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chia ngọt sẻ bùi cùng họ trong tất cả mọi phương diện.

Nếu bạn đạt được mục tiêu gì đó trong cuộc sống (thăng chức, giành được hợp đồng, tháo chạy khỏi công việc mà mình ghét...) mà người kia vẫn dửng dưng như chẳng có gì xảy ra, đó cũng chưa chắc đã là tình yêu.

screen-shot-2015-08-09-at-11-11-50-am

Hờ hững khi nhìn thấy nhau

Đây có lẽ là chất xúc tác lớn nhất dẫn đến chia ly.

Tôi đã từng thấy các cặp đôi khóc lóc khi một trong hai người phải tạm rời xa nhau để đến vùng đất mới. Thế nhưng khi gặp lại, tưởng như họ sẽ ôm chầm lấy nhau nhưng không! Tất cả chỉ là hờ hững.

Dù là xa hay gần, một khi đã không muốn đếm xỉa đến nhau nữa, đó có gọi là tình yêu không?

Sự hài lòng/khoái cảm

Nếu cho rằng, bạn yêu ai đó vì họ đẹp hay có thể đem lại sự vui thú thoải mái cho bản thân mình. Bạn nên sớm nhận ra rằng đó không phải tình yêu thực sự.

Khoái cảm, niềm vui thậm chí là tiền bạc mà nửa kia dành cho bạn, chỉ nên là những yếu tố vun đắp tình yêu chứ vĩnh viễn không phải là nền tảng.

1*rNWc47H3ZpuZn80dzwUsog

Những lời tuyên bố vội vã

Tôi không hiểu nổi những người thích tuyên bố và cho rằng nó thật lãng mạn. Ví dụ như: "Anh muốn cưới em làm vợ" hay "Em muốn sinh cho anh một đàn con" ngay ở buổi đầu gặp gỡ.

Thôi mơ mộng về chân ái trên trời rơi xuống đi!

Một gã khác mà tôi từng hẹn hò vài tháng, đã tuyên bố "anh sẽ biến em thành vợ" - chị em biết tôi nghĩ gì không? Hãy tránh xa thứ đàn ông không quan tâm đến suy nghĩ và tiếng nói của phụ nữ.

Nỗi sợ trong tình yêu

Thực tế là, tình yêu và sự sợ hãi không thể song hành. Nếu nỗi lo lắng của bạn xoay quanh vấn đề chia tay chỉ đơn giản là "sợ cô đơn" - đó cũng không phải là tình yêu.

f9c771a8967bdd99ebfa3df0cb03e22d-1

Vậy, như thế nào mới là tình yêu đích thực?

Chị em nên biết rằng: "Tình yêu thật sự thường tẻ nhạt, tình rởm mới thất thường".

Con người thường kiếm tìm những giá trị xa vời, mà quên đi rằng tình yêu đích thực và lành mạnh không hề ồn ào; êm đềm chứ không cuồng nhiệt; vững chắc và ổn định chứ không bay bổng thất thường.

Một khi đã phải tự hỏi bản thân - làm thế nào để đón nhận và níu giữ tình yêu giữa hai người? Thì đó không phải tình yêu nữa rồi. Có thể thứ tôi chia sẻ ở đây sẽ khiến nhiều người vỡ mộng, nhưng tình yêu đích thực sẽ tẻ nhạt lắm đấy - nhưng nó dễ chịu và an toàn hơn tất thảy những thứ ngoài kia.