Nhà tâm lý học người Áo - Alfred Adler từng nói: "Tất cả những rắc rối của con người bắt nguồn từ các mối quan hệ".

Trong giao tiếp giữa người với người, bạn bè dù thân thiết đến mấy lắm lúc cũng phát sinh mâu thuẫn và xích mích, người yêu nhau cũng thường có sự thất vọng và cãi vã.

Gặp gỡ nhiều người, trải qua nhiều chuyện, mới phát hiện: Bên cạnh người khác, chỉ khi biết giữ sự chừng mực thì mối quan hệ mới bền lâu.

Quan hệ thân thiết đến mấy cũng tuân thủ 3 nguyên tắc này để bền lâu - Ảnh 1.

1. Ít kỳ vọng

Bạn có từng trải qua tình huống như thế này không?

Tràn đầy niềm vui chia sẻ hàng ngày với bạn bè nhưng mấy tiếng đồng hồ không trả lời, nhưng lại phát hiện đối phương thả lượt thích trên bài đăng của người khác. Thế là thất vọng tràn trề vì những tưởng bản thân chiếm vị trí quan trọng trong lòng đối phương.

Thay đồng nghiệp tăng ca một ngày, nghĩ rằng họ sẽ biết ơn và cảm kích, kết quả là đối phương chỉ quan tâm đến công việc bạn làm thay họ có tốt hay không.

Bị bệnh, hy vọng sẽ nhận được sự chăm sóc ân cần, nhưng chờ đến cuối ngày vẫn không một ai hỏi thăm.

Quan hệ thân thiết đến mấy cũng tuân thủ 3 nguyên tắc này để bền lâu - Ảnh 2.

Lắm lúc, sự thất vọng và phiền muộn đều bắt nguồn từ thói quen kỳ vọng quá cao vào người khác.

Thật ra, vị trí của bạn trong lòng người khác luôn thấp hơn những gì bạn đang kỳ vọng. Đây là một sự thật không thể chối cãi.

Không phải tất cả những gì chúng ta chân thành chờ đợi đều có thể nhận được kết quả tương xứng. Không phải tất cả những nỗ lực cho đi đều có thể nhận được lời cảm tạ và lòng biết ơn.

Trên thực tế, làm tổn thương chúng ta không phải là ai khác, mà chính là kỳ vọng từ nội tâm của chúng ta.

Đôi khi, bớt kỳ vọng vào người khác có thể điều tiết sự cân bằng trong mối quan hệ, giúp đôi bên bền chặt hơn.

Kỳ vọng quá cao, chỉ cần một chút không hài lòng cũng khiến bạn thất vọng tràn trề và có những suy nghĩ tiêu cực cùng phiến diện. Kỳ vọng giảm, chỉ cần một chuyện nhỏ cũng có thể trở thành niềm vui bất ngờ.

Trong quan hệ giữa người với người, giữ trái tim bình thường và dung dị mới là cách tốt nhất để duy trì mối liên kết. Xa gần tùy tâm, thản nhiên tùy duyên.

2. Bớt đòi hỏi

Một cư dân mạng đã chia sẻ trải nghiệm của mình trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và chia sẻ câu chuyện). Cô thường xuyên ăn tối với một đồng nghiệp trong công ty, hai người dần trở thành bạn bè tốt.

Biết được cô có tài viết lách, người đồng nghiệp đã nhờ cô viết bài tập làm văn cho con trai. Lần đầu tiên được nhờ vả, cô gái đã tận lực giúp đỡ, thức khuya ngủ muộn 2 đêm liền mới hoàn thành bài tập làm văn. Thế nhưng đây chỉ là sự khởi đầu. Có lẽ cảm thấy cô quá dễ dãi, đồng nghiệp ngày càng đòi hỏi giúp đỡ nhiều hơn: hôm nay viết một bài luận, ngày mai viết báo cáo, ngày mốt lại làm PowerPoint...

Cứ như vậy, thời gian rảnh rỗi quý báu của cô gái đều dành cho việc giúp đỡ đồng nghiệp, điều này khiến vừa khó chịu vừa không biết phải làm gì cho đúng. Cô cũng đã khéo léo từ chối hai lần, thế mà đồng nghiệp lại tức giận nói: "Nhờ một việc nhỏ nhoi cũng không làm giúp, nhỏ mọn thế?".

Đồng nghiệp đòi hỏi quá mức khiến Tiểu Tạ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Cho đến khi cô gái nghỉ việc, hai người cũng không còn liên lạc.

Quan hệ thân thiết đến mấy cũng tuân thủ 3 nguyên tắc này để bền lâu - Ảnh 4.

Một khi sự đòi hỏi nhiều hơn, con người ta sẽ dần quên đi sự biết ơn và coi đó là điều đương nhiên. Từ đó, thất vọng tích tụ, cảm xúc bị mài mòn, quan hệ đôi bên ngày càng xa cách.

Hành sự hãy dùng cái tâm, có qua có lại, mới có thể đổi lấy tình nghĩa chân thành.

Thật vậy, kết giao với bất cứ ai, quan hệ càng sâu đậm thì càng phải tính toán rõ ràng, đặc biệt là vấn đề tiền bạc và lợi ích. Người chỉ nhận mà không biết cho, cán cân sẽ lệch về một bên, cuối cùng đường ai nấy đi.

Có người nói: "Tôi tặng bạn tháng Ba nắng xuân, bạn cho tôi tháng Tư hoa đào, chân tình thế gian có thể trường tồn đều bởi lẽ vậy".

Có được có mất là một loại trí tuệ, có qua có lại là một loại chừng mực.

3. Giữ khoảng cách

Mối quan hệ nào cũng vậy, quá thân thiết, sẽ có mâu thuẫn, can thiệp quá nhiều, sẽ có khúc mắc. Đôi khi, từ thân thiết đến tuyết giao không nhìn mặt, là vì đôi bên thiếu chừng mực, thiếu tiết chế cần thiết.

Do đó, giữ khoảng cách vừa phải mới là sự tôn trọng cơ bản nhất trong một mối quan hệ.

Trong cuộc sống, một số người thích đùa giỡn không đúng thời điểm, tọc mạch chuyện riêng tư của người khác. Mà có vài người lại biết nói chuyện chừng mực, quan hệ có tốt đến đâu cũng không tùy ý vượt qua giới hạn.

Bạn bè chân chính không liên lạc thường xuyên, không cần ngày ngày gặp nhau, cũng có thể thấu hiểu và vui vẻ.

Trước đây luôn nghĩ rằng, kết giao với mọi người, càng gần gũi mới càng vui. Sau này mới phát hiện, thì ra thân sơ có độ, nhìn nhau không chán, mới là trạng thái tốt nhất trong quan hệ giữa người với người.