Lạm dụng mì ăn liền: Dễ bị cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch
Mì tôm
hay mì ăn liền vốn là món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối
với nhiều gia đình.
“Phải
thông cảm là: Ở một chừng mực nào đó, dân mình còn nghèo và ăn gì cũng lo không
an toàn. Đi ra ngoài phố mua thực phẩm thì lại sợ độc hại như một cái bẫy...
Công
nhân đi chợ mỗi ngày chỉ 20 – 30 nghìn đồng cho một bữa ăn. Sinh viên cũng vậy”
– chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nói.
Thêm vào
đó, do công việc bận rộn, nhiều người thường chọn mì tôm thay bữa ăn chính với
quan niệm “ăn sao cho nhanh, cho tiện”, “no và ngon miệng là được”.
Chính vì
vậy, sản phẩm mì ăn liền đang trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất
trên thị trường hiện nay.
Tuy
nhiên, ít ai biết được rằng, nếu lạm dụng ăn nhiều mì tôm, sản phẩm này sẽ rất
độc hại cho sức khỏe người dùng.
Trong
thành phần mì ăn liền chủ yếu là bột và rất nhiều chất béo bão hòa, nhất là chất
béo chuyển hóa (transfat) do được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy
khô.
“Tác hại
của mì ăn liền chủ yếu ở chất béo transfat, ăn nhiều nguy cơ gây các bệnh không
lây nhiễm, bệnh mãn tính, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Đặc biệt,
chất béo này gây rối loạn chuyển hóa có khả năng gây ung thư” – bác sĩ Lê Thị Hải,
Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết.
Thêm vào
đó, bác sĩ Hải cũng khuyến cáo: Mì ăn liền rất mặn, sự dư thừa muối do ăn nhiều
cũng dễ nguy cơ cao huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, có thể tổn thương chức năng
thận và dễ tạo sỏi thận.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp thực phẩm và nông thôn Hàn Quốc, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 55,1 gói mì ăn liền một năm, đứng thứ hai thế giới, sau Hàn Quốc với 76 gói.
Giải
thích lý do tại sao người Việt ăn nhiều mì tôm, theo bác sĩ Hải: Một phần vì mì
ngon, thứ nữa do “xem tivi, xem quảng cáo nhiều quá!”.
Bởi “cái
gì quảng cáo nhiều thì bán được nhiều, trong khi đó, toàn quảng cáo tốt, đồ
ngon chứ có ai nói tác hại của chúng đâu!”.
Sở dĩ mì
ăn liền ngon, theo đánh giá của các chuyên gia là nhờ cho nhiều các gói gia vị,
bột nêm đi kèm.
Trong
các gia vị này thường có chất phosphate, nếu lạm dụng sẽ dễ bị loãng xương. Hơn
nữa, thành phần của các gói gia vị mì có chất điều vị (MSG) giúp ăn ngon miệng,
tạo vị giác ngon.
Nhưng có
một số ít người có thể bị dị ứng gây triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, hồi hộp,
tê nhức chân tay sau khi ăn.
“Mì tiện
lợi, giá rẻ, ngon. Ai ăn cũng thấy ngon. Bản thân tôi cũng thích nhưng vì sức
khỏe phải hạn chế” – bác sĩ Hải tâm sự.
Bác sĩ
cho rằng: Người tiêu dùng Việt nên ăn mì ăn liền với tốc độ vừa phải, 1 tuần ăn
một vài gói thì không sao, ăn nhiều hơn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Khi ăn cần
bỏ bớt gia vị, nhất là không nên dùng gói mỡ kèm theo bên trong sản phẩm, vì
gói mỡ đó có mùi khét, "chất béo không tốt" này dễ gây nên thừa cân,
béo phì, béo bụng, bệnh tim mạch.
Đồng thời,
trước khi ăn, người dùng cũng nên lưu ý: Phải trần nước sôi, bỏ bớt lớp mỡ béo
bên ngoài bởi vốn dĩ, mì ăn liền được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều
dầu mỡ gây béo.
Mặc dù vậy,
thành phần của mì tôm lại chủ yếu là tinh bột và mỡ, do đó, để đủ vi chất, người
ăn mì phải cho thêm rau, bổ sung thêm thịt.
“Nếu chỉ
ăn mì không sẽ gây thiếu vi chất dinh dưỡng vì nếu không cho rau, cho thịt vào
thì không có chất đạm, vitamin và khoáng chất. Lâu dài, sẽ không cân đối về mặt
dinh dưỡng” - bác sĩ Hải khuyên.
Cũng
theo bác sĩ Hải, việc ăn mì ăn liền ngày qua ngày dẫn đến có nguy cơ bị ung thư
cao, nhất là ung thư hệ tiêu hóa do thiếu chất xơ và rau xanh.
Quảng
cáo mì ăn liền: Phóng đại hình ảnh miếng thịt, đùi gà
Mặc dù
mì ăn liền có nhiều tác hại như vậy nhưng tất cả các quảng cáo về đồ ăn nhanh
này đều giấu nhẹm đi những mặt trái của việc ăn nhiều mì.
Ví dụ
như: Hầu hết quảng cáo của Hảo Hảo, Komachi, Omachi hay các thương hiệu mì nổi
tiếng đều nhấn vào việc ăn ngon, giá rẻ, "mì dai rất thích", "ăn
nghiện luôn", “công nghệ Nhật Bản giúp pha chế nhanh”, ăn nhanh sau 1 phút
30 giây,…
Cộng với
đó, những hình ảnh bắt mắt, khơi dậy mùi thơm hấp dẫn lôi cuốn người xem khiến
người tiêu dùng chú ý, thèm muốn được một lần nêm nếm, thưởng thức.
Tuyệt
nhiên không có quảng cáo nào đả động tới tác hại của việc lạm dụng mì ăn liền.
Theo
chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang - người đã đặt nền móng cho marketing và
Branding ở Việt Nam: "Chúng ta không nên trông chờ vào đạo đức của các nhà
quảng cáo".
“Truyền
thông phải nói rõ về góc nhìn của các chuyên gia, nhà khoa học để nhắc nhở mọi
người về tác hại của chất béo bão hòa và những phụ gia có thể còn được sử dụng
mà chưa biết – phụ gia không có lợi, có hại trong mì ăn liền.
Đặc biệt
là trẻ em có thói quen ăn mì tôm từ nhỏ. Tệ hại là chúng ăn sống hoặc ăn mì mà
không chịu ăn cơm. Như vậy là thói quen hư, rất nguy hiểm” – ông Quang nhấn mạnh.
Theo ông
Quang: Mì ăn liền là sản phẩm chế biến công nghiệp bằng máy móc, với mức giá rẻ
từ 3-4 nghìn đồng thì “làm sao mà dinh dưỡng được!”.
Tuy
nhiên, trong các quảng cáo luôn có các hình ảnh hấp dẫn người xem như một con
tôm thơm ngon, một cái đùi gà béo ngậy hay một miếng thịt thơm nức,…
“Người
tiêu dùng cứ bị tưởng lầm, cứ thế bị ám thị. Nghĩ ăn là như thế nên trẻ con ưa
thích” – ông Quang nói.
Vị
chuyên gia thương hiệu này đề nghị: Luật quảng cáo cần có thêm một số chế tài về
việc quảng cáo phóng đại.
“Trong
quảng cáo mì ăn liền, hình ảnh tô mì có miếng thịt, có con tôm hay cái đùi gà
phải không cho phép đăng tải vì trên thực tế, nó không có trong tô mì…
Luật quảng
cáo phải yêu cầu bỏ những cái đó ra vì quảng cáo sai sự thật vì mì ăn liền chỉ
là thực phẩm ăn để chống đói” – ông Quang lưu ý.
Ông phân
tích thêm: Các chất béo chuyển hóa tuy độc hại nhưng nó là cái vô hình, chỉ có
thể quản lý trong sản xuất, việc cấm quảng cáo là khó.
Tuy
nhiên, các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể quản lý những cái hữu hình – nhìn
thấy được như hình ảnh con gà, miếng thịt,… xuất hiện trong tô mì ở quảng cáo.
“Quảng
cáo như thế là phóng đại” – ông Quang kết luận.
Những vấn
đề nổi cộm này, theo ông Quang, Luật quảng cáo hoàn toàn có thể xử lý và hạn chế.
Thậm chí, những sản phẩm độc hại còn cần hạn chế cả thời lượng phát sóng quảng
cáo.
“Những
người có trách nhiệm như Bộ Thông tin – truyền thông cần vào cuộc.
Những sản
phẩm có nguy cơ độc hại cần hạn chế, thậm chí chỉ phát được ở các khung giờ nào
đó” – ông Quang nhắn nhủ tới các cơ quan chức năng có liên quan.
Tuy vậy,
đứng ở góc độ luật pháp, luật sư Trịnh Cẩm Bình, Giám đốc Công ty Luật Biển
Đông cho rằng: Khó có thể “bắt bẻ” các quảng cáo của các công ty sản xuất mì ăn
liền.
Trừ khi
họ quảng cáo là có thành phần nào đó nhưng lại hoàn toàn không có, mà thay vào
đó là những thành phần khác gây bệnh cho con người bị cấm sử dụng thì được coi
là “đưa thông tin không trung thực”.
“Việc quảng
cáo nội dung về mì ăn liền không vi phạm Điều 7, 8 Luật Quảng cáo về sản phẩm,
dịch vụ cấm quảng cáo và hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Những nội
dung quảng cáo đưa lại thông điệp là mì ăn ngon, giá cả hợp lý để người tiêu
dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm mì của các hãng khác nhau.
Các hãng khó có thể kèm theo cảnh báo về các loại bệnh có thể xảy ra đối với người sử dụng khi chưa có điều tra xác minh và kết luận rõ ràng” – LS.Bình nói.
Báo chí trong nước thời gian qua có dẫn tin: Một thí nghiệm đặc biệt của tiến sĩ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy. PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÂM - PHÓ GĐ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho mì tôm vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, người dùng nên đun sôi, đổ ra để ráo, tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì. |