Vì vậy khi gặp những trường hợp bị đuối nước để vừa cứu được nạn nhân và không gây nguy hiểm cho bản thân thì bạn phải trang bị những kiến thức cho mình về cứu người bị chết đuối.
I. Nhận định tình huống
1. Xác nhận người đó có đang bị đuối nước không
Tay nạn nhân sẽ vùng vẫy trên mặt nước. Điều quan trọng là phải phát hiện ra dấu hiệu này, nếu không thì sau 20-60 giây, nạn nhân sẽ bị chết đuối. Người bị đuối nước sẽ liên tục vùng vẫy nhưng miệng luôn ở trên mặt nước và họ không thể tự giải cứu mình.
2. Hô hào tìm người giúp đỡ
Dù có kinh nghiệm, bạn vẫn cần có sự trợ giúp của người khác bằng cách hô thật to để mọi người biết rằng đang có người đuối nước. Gọi đường dây nóng ngay lập tức, đặc biệt nếu mặt nạn nhân đang úp xuống mặt nước.
3. Tìm phương án cứu nạn
Việc cứu người bị đuối nước phải thật bình tĩnh và tìm ra phương án tốt nhất mà bạn có thể làm tùy thuộc địa điểm nạn nhân gặp nạn. Nếu người đó ở gần, bạn có thể với tay để cứu. Nếu ở xa hơn, hãy dùng phương pháp cứu nạn áp dụng trong vùng nước rộng lớn.
Việc cứu người bị đuối nước phải thật bình tĩnh và tìm ra phương án tốt nhất mà bạn có thể làm tùy thuộc địa điểm nạn nhân gặp nạn. Nếu người đó ở gần, bạn có thể với tay để cứu. Nếu ở xa hơn, hãy dùng phương pháp cứu nạn áp dụng trong vùng nước rộng lớn.
- Bạn có thể sử dụng một cái gậy dài (sheperd’s crock) do gậy có tầm với lớn hơn các thiết bị được dùng trong hồ bơi hoặc ao hồ khác.
- Sử dụng phao hoặc thiết bị giải cứu khác có thể dễ dàng ném đi xa nếu nạn nhân ở cách xa bờ hoặc ở vùng nước lớn.
4. Quá trình giải cứu
Giữ bình tĩnh và tập trung. Khi hoảng sợ, chúng ta có thể dễ mắc sai sót hơn và có thể khiến nạn nhân sợ hãi thêm sẽ gây bất lợi.
II. Tiến hành cứu nạn đơn thuần
1. Tìm một cái gậy dài
Bạn hãy tìm một gậy kim loại dài có móc ở đuôi được sử dụng để nạn nhân có thể nắm được hoặc sử dụng như một thiết bị để cuốn quanh nạn nhân trong trường hợp nạn nhân không thể tự nắm được. Nhiều bể bơi và khu vực bơi ngoài trời được trang bị thiết bị này.
Thông báo với những người khác cần phải tránh xa đuôi gậy để không gây va chạm và ảnh hưởng đến công việc giải cứu.
2. Đứng cách mép nước một đoạn
Đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi cho nạn nhân. Nếu họ không thể nắm, đẩy gậy xuống nước sâu hơn và quấn quanh thân người đó, ngay dưới nách của nạn nhân.
Đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi cho nạn nhân. Nếu họ không thể nắm, đẩy gậy xuống nước sâu hơn và quấn quanh thân người đó, ngay dưới nách của nạn nhân.
Không để móc gậy ở sát cổ để tránh gây ra thương tích.
Tiến hành cẩn thận vì bạn khó có thể nhìn thấy mọi thứ khi tham gia cứu nạn.
3. Kéo nạn nhân đến nơi an toàn
Đảm bảo nạn nhân nắm được gậy trước khi bắt đầu kéo họ lên. Kéo chậm rãi và cẩn thận về phía mà bạn có thể tự kéo họ hoặc đẩy họ về phía thành bể. Nằm sấp và đảm bảo bạn ở tư thế vững chắc trước khi hỗ trợ.
Đảm bảo nạn nhân nắm được gậy trước khi bắt đầu kéo họ lên. Kéo chậm rãi và cẩn thận về phía mà bạn có thể tự kéo họ hoặc đẩy họ về phía thành bể. Nằm sấp và đảm bảo bạn ở tư thế vững chắc trước khi hỗ trợ.
III. Cách cứu nạn bằng cách sử dụng vật cứu trợ có thể ném được
1. Tìm vật thích hợp
Nên sử dụng thiết bị có dây buộc vì bạn có thể dùng để kéo nạn nhân lên như phao, áo phao hoặc đệm nổi từ nơi để đồ bảo hộ ở bể bơi và khu vực bơi ngoài trời.
2. Ném phao cứu trợ
Ném phao đến nơi mà nạn nhân có thể với được nhưng phải xem hướng gió và dòng nước ở phía nào trước khi ném. Thông báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó.
Mục tiêu là ném xa hơn chỗ nạn nhân đang đứng và sử dụng dây để kéo phao lại gần phía họ.
Nếu bạn ném không chính xác hoặc họ không thể nắm lấy, kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác.
Nếu tiến hành vài lần không thành công, bạn cần phải thử các phương pháp khác hoặc bơi ra đó để đưa gần phía nạn nhân hơn.
IV. Giải cứu
1. Phải có kỹ năng bơi lội
Bơi đến chỗ nạn nhân chỉ là phương án cuối cùng. Bạn cần phải được đào tạo và có kĩ năng bơi lội tốt. Đây là một cách khá nguy hiểm vì người đuối nước thường dễ hoảng loạn.
2. Mang theo đồ cứu trợ
Không được bơi mà không có phao. Do phản ứng đầu tiên của người đuối nước là trèo lên người bạn nên bạn cần thiết bị nổi được để đảm bảo an toàn cho bạn và cứu được nạn nhân. Nếu bạn không có phao, mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.
3. Bơi về phía nạn nhân
Bơi sải để nhanh chóng tiếp cận người bị đuối nước. Nếu bạn ở nơi nước sâu, sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.
Bơi sải để nhanh chóng tiếp cận người bị đuối nước. Nếu bạn ở nơi nước sâu, sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.
Hướng dẫn họ cách nắm lấy đồ vật. Lưu ý không được bơi sát nạn nhân vì họ có thể đẩy bạn xuống dưới mặt nước.
4. Bơi về phía bờ
Bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau. Thường xuyên quay lại xem để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước. Đồng thời cần giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.
Bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau. Thường xuyên quay lại xem để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước. Đồng thời cần giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.
V. Chăm sóc nạn nhân sau khi giải cứu
1. Đánh giá đường thở, hô hấp và tuần hoàn
Yêu cầu một người gọi 911 và kiểm tra ABC. Xác định xem người đó vẫn đang thở bình thường và không có vật gì cản trở đường thở. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ trong 10 giây.
2. Tiến hành hồi sức tim phổi
Nếu không bắt được mạch, tiến hành hồi sức tim phổi. Với người lớn và trẻ em, đặt gót tay lên ngực nạn nhân hoặc đặt chồng hai tay. Ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm. Kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa. Lưu ý là không được ấn vào xương sườn. Nếu là trẻ em bị đuối nước, bạn cần đặt 2 ngón tay lên xương ức, ấn sâu khoảng 4 cm.
3. Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được
Nếu được đào tạo về hồi sức tim phổi, bạn có thể hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.
- Tiếp tục thực hiện việc đến khi nạn nhân tự thở hoặc được cấp cứu.
(Nguồn: Wikihow. Bacsinoitru)