Bạn mới ngoài 20 hoặc ngoài 30 tuổi, "đời sống vợ chồng" đang thuận lợi. Bỗng một ngày bạn nhận ra rằng những ham muốn, cảm xúc lẫn nhu cầu tình dục của mình với chồng đang dần mất đi. Bạn trở nên lo lắng vì không hiểu tại sao lại gặp rắc rối "phòng the" như vậy.
Câu trả lời cho bạn là: Tại nhiều thời điểm trong cuộc sống, người phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng suy giảm "ham muốn", đau khi quan hệ, "khô hạn"... tức là khó cảm nhận được sự hứng thú trong "chuyện vợ chồng". Tình trạng này được gọi chung là tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Đây là rắc rối "phòng the" lớn nhất mà rất nhiều phụ nữ trẻ gặp phải trong cuộc sống hiện đại.
Nguyên nhân của rối loạn chức năng tình dục có thể xuất phát từ sự thay đổi ở thể chất hoặc tâm lý. Những biểu hiện thường gặp khi chị em suy giảm "ham muốn" trong "chuyện vợ chồng" có thể bao gồm: đau khi giao hợp, không có ham muốn, khô hạn hoặc thiếu cực khoái...
Xét ở khả năng thay đổi thể chất thì các bệnh như bệnh tim, bệnh nội tiết tố (bệnh ở tuyến giáp...), bệnh tiểu đường và rối loạn thần kinh... có thể là nguyên nhân khiến chị em mất hết cảm hứng trong chuyện tình dục. Còn xét về nguyên nhân thay đổi tâm lý thì những vấn đề liên quan đến căng thẳng, trầm cảm, lo âu, mối quan tâm trong cuộc sống hôn nhân... sẽ góp phần cản trở nhu cầu sinh lý của bạn, khiến bạn không mấy hứng thú trong "chuyện chăn gối".
Ảnh minh họa
Vậy làm sao để chị em nhận ra mình đang bị rối loạn chức năng tình dục và khắc phục rắc rối "phòng the" này?
Suy giảm "ham muốn", không có ham muốn về tình dục hoặc nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi "giao ban" là những biểu hiện rõ rệt nhất của vấn đề rối loạn chức năng tình dục nữ. Trong trường hợp này, nếu chị em tự xác định được nguyên nhân thì có thể chọn biện pháp khắc phục xuất phát từ những nguyên nhân đó. Còn nếu không biết được nguyên nhân từ đâu thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có cách điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một vài gợi ý về cách khắc phục các vấn đề về rối loạn chức năng tình dục nữ.
- Đối với trường hợp đau khi "yêu": Hãy cố gắng thay đổi tư thế khi "quan hệ" để biết được tư thế nào hợp với bạn và tránh được những cơn đau do sai tư thế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm kem/dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ để giảm ma sát và giảm đau. Đi tiểu trước khi "quan hệ" cũng là một cách giúp giảm áp lực lên tử cung và hạn chế được những cơn đau. Nếu đã thực hiện những biện pháp này mà không hết đau, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng.
- Không có ham muốn: Có thể những "thói quen" cũ trong "chuyện vợ chồng" đã khiến bạn cảm thấy nhàm chán và trơ lì về cảm xúc. Vậy thì tại sao bạn không thử thay đổi bằng cách "yêu" vào các cung giờ khác hoặc tại những địa điểm khác trong nhà để tạo cảm giác mới lạ?
- Đối với các vấn đề về cực khoái: Hãy kéo dài màn dạo đầu, sử dụng những mẹo nhỏ để tăng sự kích thích. Điều này có thể không dễ dàn nếu bạn thực hiện một mình, vậy thì hãy nói chuyện với "đối tác" của bạn để có sự kết hợp hoàn hảo nhé.
Ngoài yếu tố tâm lý, sự thay đổi về thể chất, ví dụ như mắc bệnh nào đó hoặc thay đổi nội tiết chính là các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục nữ. Để điều trị tình trạng này, chị em hãy làm theo các cách sau đây.
- Tăng cường cơ xương chậu của bạn
- Điều trị các vấn đề về tuyến giáp và các bệnh liên quan đến nội tiết tố
- Điều trị lo âu hay trầm cảm
Các phương pháp điều trị nội tiết tố có thể trợ giúp trong chị em vượt qua rắc rối "phòng the" này, bao gồm:
Liệu pháp estrogen: Liệu pháp này giúp duy trì các mô sinh dục ở bên trong và bên ngoài âm đạo. Estrogen thay thế, cải thiện chức năng tình dục của bạn theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như tăng lưu lượng máu tới âm đạo, bôi trơn âm đạo, tác động tích cực đến chức năng của não bộ, tăng tính đàn hồi của các mô âm đạo... Chị em có thể bổ sung estrogen từ viên uống bổ sung estrogen.
Liệu pháp progesterone: Thuốc viên chứa progestin cùng với estrogen (ví dụ như thuốc tránh thai) có tác dụng cải thiện ham muốn và kích thích vì chúng giúp cân bằng ảnh hưởng của estrogen trên tử cung.
Tuy nhiên, các liệu pháp này có thể có tác dụng phụ như xuất hiện mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng, thay đổi tính cách... Tốt hơn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị rối loạn chức năng tình dục nữ nào.