Trong cuộc sống hiện đại, với giờ làm việc muộn và sinh hoạt thiên về ban đêm, nhiều người dần có thói quen ăn muộn vào buổi tối. Thế nhưng, đây lại là một trong những tác nhân dẫn đến ung thư.
Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Viện Barcelona Institute for Global Health (Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona), Tây Ban Nha, những người ăn tối sớm hoặc ăn tối trước khi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ sẽ có nguy cơ bị ung thư thấp hơn.
Những người ăn tối sớm hoặc ăn tối trước khi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ sẽ có nguy cơ bị ung thư thấp hơn.
Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích liệu thời gian ăn của chúng ta có thể là tăng nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt hay không. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hơn 1.800 người bị ung thư vú và tuyến tiền liệt, cùng với hơn 2.000 người khỏe mạnh tham gia ngẫu nhiên.
Những người tham gia được yêu cầu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến ăn uống và ngủ nghỉ như: Thời gian ăn khi nào? Thói quen ngủ ra sao và lối sinh hoạt của họ thiên về buổi tối hay buổi sáng.
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa ăn bữa cuối ngày sớm và nguy cơ mắc ung thư thấp. Cụ thể, những người ăn bữa cuối ngày trước 9 giờ tối có khả năng giảm 15% nguy cơ ung thư vú và 25% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt so với những người ăn tối muộn (sau 10 giờ tối) hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Các chuyên gia tin rằng ăn muộn vào ban đêm gây viêm trong cơ thể và làm thay đổi lượng đường trong máu, cả hai đều liên quan đến ung thư.
Những người ăn bữa cuối ngày trước 9 giờ tối có khả năng giảm 15% nguy cơ ung thư vú và 25% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt so với những người ăn tối sau 10 giờ.
Tiến sĩ Manolis Kogevinas, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Mọi người đã biết rằng nếu họ ăn muộn và đi ngủ sớm thì cơ thể họ sẽ không chuyển hóa được thức ăn và họ sẽ không có một giấc ngủ ngon. Điều này ai cũng biết, nhưng nghiên cứu này còn cho thấy rằng thời gian ăn, ngủ có tác dụng lâu dài hơn đối với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả này có thể đặc biệt quan trọng trong các nền văn hóa như ở Nam Âu - nơi mọi người thường ăn tối muộn".
"Cần có thêm nghiên cứu sâu hơn về con người để hiểu lý do đằng sau những phát hiện này, nhưng mọi thứ dường như chỉ ra rằng thời gian ngủ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn của chúng ta", Dora Romaguera, một tác giả khác của cuộc nghiên cứu và là nghiên cứu viên tại Viện Barcelona Institute for Global Health cho biết.
Rõ ràng là thời gian ngủ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn của chúng ta.
Phát hiện của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí quốc tế về ung thư quốc tế International Journal of Cancer.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra tác động của thời gian bữa ăn. Trong năm 2015, một nghiên cứu được công bố trên tờ PLoS One của Đại học California San Diego cũng đã cho thấy việc ít ăn đêm có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nguồn: DailyMail/Usatoday