Tân Hoa xã cho biết những phát hiện này, được đăng trên tạp chí JAMA Neurology, có thể giúp các bác sĩ xác định những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sớm hơn hiện nay, vì tổn thương của Alzheimer có thể bắt nguồn trong não từ 15 đến 20 năm trước khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.

Erik S. Musiek, trợ lý giáo sư về thần kinh học cho biết: "Những người trong nghiên cứu này không bị mất ngủ. Nhưng giấc ngủ của họ có xu hướng bị gián đoạn”.

Rối loạn giấc ngủ có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer - Ảnh 1.

 Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành một nghiên cứu riêng ở chuột đăng trên Journal of Experimental Medicine, cho thấy những gián đoạn sinh học tương tự thúc đẩy sự phát triển của các mảng amyloid trong não, có liên quan đến bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu trước đây tại Đại học Washington, tiến hành ở người và trên động vật, đã phát hiện ra rằng mức amyloid dao động theo những cách dự đoán được trong ngày và đêm. Theo nghiên cứu của tác giả chính Yo-El Ju, mức amyloid giảm xuống trong khi ngủ, và một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng này tăng lên khi giấc ngủ bị gián đoạn hoặc khi mọi người không ngủ đủ giấc.

"Trong nghiên cứu mới này, chúng tôi thấy rằng những người mắc bệnh Alzheimer tiền lâm sàng có nhiều sự gián đoạn hơn trong mô hình hoạt động sinh học của họ, với thời gian không hoạt động hoặc ngủ nhiều hơn vào ban ngày và nhiều thời gian hoạt động hơnvào ban đêm", Ju, trợ lý của thần kinh học cho biết.

Theo các nhà nghiên cứu, vẫn còn quá sớm để trả lời câu hỏi liệu gián đoạn nhịp sinh học ảnh hưởng tới nguy cơ bị bệnh Alzheimer hay những thay đổi liên quan tới bệnh Alzheimer phá vỡ nhịp sinh học. Tuy nhiên, ít nhất những sự gián đoạn trong nhịp sinh học cũng có thể là chỉ dấu sinh học báo hiệu bệnh về mặt tiền lâm sàng.

Theo THS