Nam Em mắc chứng rối loạn lưỡng cực, đang trong tình trạng mệt mỏi đến kiệt sức
Cách đây ít giờ, Nam Em gây hoang mang dư luận khi đăng tải status khó hiểu: "Chúc mọi người ngủ ngon!". Cộng đồng mạng bán tín bán nghi chuyện người đẹp không chịu nổi áp lực dư luận dẫn đến suy nghĩ cùng quẫn. Tuy nhiên, trên trang cá nhân, quản lí của Nam Em đã đăng dòng trạng thái thông báo đến công chúng. Người này cho biết sức khỏe của Nam Em hiện không tốt và đã nhập viện. Vị quản lý này mong mọi người ngưng đăng những thông tin tiêu cực về Nam Em vì cô ấy đang chịu áp lực rất lớn.
Sức khỏe của Nam Em hiện không tốt và đã nhập viên vì rối loạn lưỡng cực.
Trước đó, Hoa khôi từng thú nhận trong buổi ra mắt MV "Cùng anh đi xa" vào chiều 16.3 rằng mình bị rối loạn lưỡng cực và hiện vẫn đang phải điều trị. Thông tin này khiến không ít người quan tâm đến cô cảm thấy lo lắng.
Trước đó, nhiều trang báo của nước ngoài cũng đưa tin về căn bệnh này và có rất nhiều ngôi sao Hollywood cũng từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực, điển hình như Angelina Jolie, Marilyn Monroe, Gwyneth Paltrow... Vậy rối loạn lưỡng cực là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc, hành vi và có quá nguy hiểm?
Rối loạn lưỡng cực - hội chứng mà ai cũng cần nắm rõ, tránh gặp biến chứng nguy hiểm
Theo Mayoclinic, rối loạn lưỡng cực trước đây hay được gọi là bệnh hưng – trầm cảm. Đây là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Khi chán nản, bạn có thể cảm thấy buồn hoặc vô vọng hoặc mất hứng thú với tất cả các hoạt động.
Khi tâm trạng người bệnh thay đổi theo hướng khác, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trạng thái thay đổi tâm lý đột ngột này thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc thậm chí nếu nặng hơn là vài lần trong tuần. Các giai đoạn biến đổi tâm trạng có thể xảy ra ít hoặc nhiều lần trong năm.
Rối loạn lưỡng cực trước đây hay được gọi là bệnh hưng – trầm cảm . Đây là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm.
Có một số loại rối loạn lưỡng cực khác nhau. Các triệu chứng có thể gây ra những thay đổi không thể đoán trước trong tâm trạng và hành vi, gây ra những căng thẳng đáng kể và khó khăn trong cuộc sống. Cụ thể, khi rơi vào trạng thái hưng cảm, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Ăn uống nhiều hơn; Không thích ngủ nhiều; Suy nghĩ tích cực và nói nhiều hơn; Hoạt động mạnh để tiêu hao năng lượng; Cảm thấy tràn đầy năng lượng và hạnh phúc; Giảm khả năng phán xét và thường lúng túng khi quyết định sự việc; Có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.
Trong khi đó, người bị rối loạn lưỡng cực ở trạng thái trầm cảm sẽ có các biểu hiện: Ăn ít hơn; Cảm thấy uể oải; Cảm thấy tự ti về bản thân; Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt; Buồn và khóc không rõ lí do, rối loạn giấc ngủ; Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự tử.
Mặc dù chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20, nhất là ở lứa tuổi 25. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác, và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Chứng bệnh này rất nguy hiểm. Những ảo giác cùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến nạn nhân luôn có suy nghĩ muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau.
Mặc dù chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20.
Webmd công bố, mỗi năm nước Mỹ có hơn 10 triệu người bị rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lưỡng cực có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, không phân biệt chủng tộc, dân tộc nào. Mặc dù vậy, giới nghiên cứu nhận thấy rối loạn lưỡng cực thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, rối loạn lưỡng cực có tính di truyền. Trẻ em có bố hoặc mẹ bị rối loạn lưỡng cực có khả năng mắc bệnh 10-25%, trong khi cả bố và mẹ đều bị rối loạn lưỡng cực thì có đến 50% khả năng mắc bệnh.
Mặc dù vậy, di truyền không phải là yếu tố duy nhất xác định bạn có bị rối loạn lưỡng cực hay không. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu một trong hai trẻ sinh đôi mắc rối loạn lưỡng cực, khả năng mắc bệnh của bé còn lại sẽ nằm trong ngưỡng dao động 40- 70%.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lưỡng cực bao gồm: Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài, có tiền sử gia đình từng bị rối loạn lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần khác, tâm lý căng thẳng trong thời gian dài, nghiện ma túy hoặc rượu bia. Giới chuyên gia khuyên, bạn cần đi khám nếu bỗng dưng cảm thấy hưng phấn, không thể nghỉ ngơi, có người nhận định tăng động, rối loạn giấc ngủ hoặc thường xuyên gặp tác dụng phụ của thuốc.
Rối loạn giấc ngủ thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực.
Để phòng tránh rối loạn lưỡng cực, bạn cần chú ý: Báo ngay với bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực; Cố gắng chăm sóc giấc ngủ chỉn chu, luôn ngủ đủ giấc; Tránh xa chất kích thích như ma túy, rượu bia, sống hòa đồng với xã hội…
Bác sĩ Ivan K Goldberg là một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng từng sống ở New York. Ông có chuyên về điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Một trong những điều nổi tiếng nhất của ông là bài tự trắc nghiệm để biết mình có trầm cảm hay không.
Nếu bạn làm bài kiểm tra này, bạn có thể biết liệu mình có các triệu chứng trầm cảm hay không. Qua đây, bạn cũng có thể xem những tiến bộ trong quá trình điều trị (nếu bị trầm cảm), cho dù bạn dùng thuốc tân dược hay được tư vấn tâm lý.
Bài kiểm tra bao gồm 18 câu hỏi. Sau khi hoàn thành tất cả các câu hỏi bạn sẽ nhận được kết quả và so sánh kết quả đó trên Thang đo trầm cảm Goldberg. Khi trả lời các câu hỏi, hãy suy nghĩ lại và thử đánh giá tình trạng của bạn trong khoảng thời gian 7 ngày qua.
Thang điểm cho các câu trả lời là như sau:
A. Chưa bao giờ - 0 điểm
B. Chỉ hơi hơi - 1 điểm
C. Thỉnh thoảng - 2 điểm
D. Vừa phải - 3 điểm
E. Khá nhiều - 4 điểm
F. Hầu hết thời gian - 5 điểm
Hãy cùng làm trắc nghiệm nhé:
1. Tôi làm mọi thứ một cách từ từ
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
2. Tương lai của tôi dường như vô vọng
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
3. Tôi thấy khó tập trung khi đọc
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
4. Tất cả niềm vui và sự hưng phấn dường như đã biến mất khỏi cuộc sống của tôi
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
5. Tôi thấy khó để đưa ra quyết định
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
6. Tôi đã mất hứng thú với những thứ đã từng có ý nghĩa rất nhiều với tôi
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
7. Tôi cảm thấy buồn, chán nản và không vui
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
8. Tôi cảm thấy bồn chồn và không thể thư giãn
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
9. Tôi cảm thấy mệt
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
10. Tôi thấy khó có thể làm được ngay cả những điều thường nhất
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
11. Tôi cảm thấy tội lỗi và xứng đáng bị trừng phạt
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
12. Tôi cảm thấy thất bại
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
13. Tôi cảm thấy trống rỗng - muốn chết hơn là sống
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
14. Giấc ngủ của tôi bị xáo trộn: Ngủ quá ít, quá nhiều hoặc ngủ không ngon giấc
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
15. Tôi tự hỏi làm thế nào tôi có thể tự tử
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
16. Tôi cảm thấy như bị giam giữ, giam cầm
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
17. Tôi cảm thấy thất vọng ngay cả khi có điều tốt đẹp đến với mình
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
18. Tôi đã giảm hoặc tăng cân mà không ăn kiêng
A. Chưa bao giờ
B. Chỉ hơi hơi
C. Thỉnh thoảng
D. Vừa phải
E. Khá nhiều
F. Hầu hết thời gian
Kết quả:
0-9 điểm: Không có khả năng trầm cảm
10-17 điểm: Có khả năng bị trầm cảm nhẹ
18-21 điểm: Ở biên giới của trầm cảm
22-35 điểm: Trầm cảm ở mức trung bình
36-53 điểm: Trầm cảm tương đối trầm trọng
54 điểm trở lên: Trầm cảm nặng
Điểm số của bạn càng cao thì mức độ trầm cảm càng trầm trọng.
Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm, và các triệu chứng có thể khác nhau từ người này sang người khác. Các phương pháp điều trị, bao gồm cả thuốc men và trị liệu tâm lý, có tỷ lệ thành công rất cao.
Xin lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm KHÔNG phải là chẩn đoán cuối cùng. Thang đo này cũng không thể thay thế được sự trợ giúp chuyên nghiệp. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ có thể mình đang bị trầm cảm, triệu chứng thường gặp nhất là chán nản, thì hãy liên hệ với bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt. Bạn có thể nói lại kết quả tự kiểm tra này với bác sĩ để được chia sẻ nhiều hơn. Bạn cũng nên chia sẻ vấn đề này với bạn bè và gia đình để có thêm sự hỗ trợ và mau chóng bình phục.
Nếu làm lại bài kiểm tra hàng tuần hoặc hàng tháng, thì điểm số chênh nhau 5 điểm trở lên cũng là đáng kể và bạn cần tìm tới những biện pháp giúp giải tỏa tình trạng của mình.
(Theo: Netdoctor/Counsellingresource/ Webmd, Mayoclinic)