Câu chuyện về một người đàn ông góa vợ lên Hà Nội xin lau dọn nhà để kiếm Tết cho con đang lấy nước mắt của cư dân mạng.
“- Sao anh lang thang gõ cửa từng nhà vậy?
- Tôi xin lau dọn nhà
- Anh không có đồ nghề gì thì lau dọn làm sao?
- Tôi xin anh, anh cho tôi xin mảnh giẻ tôi sẽ lau sạch sẽ.
- Anh đã ăn gì chưa?
- Tôi ăn rồi.
- Vợ con anh đâu?
- Tôi không có gì ngoài hai đứa con, vợ tôi mất khi đứa nhỏ mới lên 2. Để hai đứa còn nhỏ ở nhà cùng bà ngoại, tôi lên Hà Nội xin làm mướn mà không ai nhận, đành gõ cửa từng nhà để xin lau dọn kiếm đồng tiền về quê cùng ba bà cháu.
- Vì sao lại ở cùng bà ngoại?
- Tôi mồ côi cha mẹ. Cuộc sống cơ cực quá, cũng nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước mỗi tháng 580.000 nhưng không đủ chi tiêu, giờ bà ngoại đang ốm đau tuổi già.
Tôi không có học nên chỉ muốn một trong hai đứa con tôi được ăn học đến nơi đến chốn sau đỡ khổ. Để chúng nó được học, bắt tôi làm gì tôi cũng chịu chỉ đừng làm hại hay làm sai thì con tôi chúng nó lại bơ vơ.
-Từ ngày lên Hà Nội anh kiếm được bao tiền rồi?
- Tôi lên được một thời gian ngắn ăn ở vạ vật để chắt bóp giờ cũng được 800.000 đồng rồi.
- Giờ anh lau dọn nhà tôi từ tầng 1 lên tầng thượng và 6 phòng anh lấy bao nhiêu?
- Anh cho tôi xin mỗi phòng 20.000 đồng.
- Anh vào làm cho tôi đi ...
Cuộc đời nó thế đấy.
Mặt mũi, đàn ông như vậy xin dọn nhà thì ai mướn.
Anh ta dọn nhà, mặt tái đi và thở ra rất mạnh... Chắc anh ta chưa ăn gì, chắc rất đói, nhìn đồ ăn tôi để trên bàn trong bếp anh ta thỉnh thoảng liếc nhìn có vẻ rất thèm.
Trước một người đàn ông như này tôi chỉ biết ngồi nhìn anh ta làm việc và nghĩ: "Để chúng nó được học bắt tôi làm gì cũng được". Câu nói này sẽ làm tôi nhớ đến người đàn ông này”
Hình ảnh của người đàn ông trong câu chuyện được anh Trung đăng tải.
Những lời chia sẻ giản dị, không bình luận, giải thích nhiều, chỉ là
những câu trò chuyện thông thường và một vài cảm nhận của người trong
cuộc nhưng đã khiến hàng nghìn người cảm động. Không lâu sau khi được
đăng tải, câu chuyện của người đàn ông góa vợ đã gõ cửa nhà anh Trung
được dân mạng nhấn “like”, bình luận cũng như chia sẻ về trang cá nhân
của mình.
Mọi người thương cho người đàn ông trong câu chuyện, thuở nhỏ mồ côi không cha mẹ, đến lúc có gia đình riêng thì lại chịu cảnh gà trống nuôi con; cảm động vì lời anh nói “Tôi không có học nên chỉ muốn một trong hai đứa con tôi được ăn học đến nơi đến chốn sau đỡ khổ. Để chúng nó được học, bắt tôi làm gì tôi cũng chịu”, vì tình yêu anh dành cho những đứa con, vì ước mơ giản dị: một trong hai đứa được đi học; cảm phục vì anh sẵn sàng đi lau dọn nhà thuê – một việc được coi là phù hợp hơn với phụ nữ - với giá rất rẻ để kiếm cho con cái Tết…
Mọi người thương cho người đàn ông trong câu chuyện, thuở nhỏ mồ côi không cha mẹ, đến lúc có gia đình riêng thì lại chịu cảnh gà trống nuôi con; cảm động vì lời anh nói “Tôi không có học nên chỉ muốn một trong hai đứa con tôi được ăn học đến nơi đến chốn sau đỡ khổ. Để chúng nó được học, bắt tôi làm gì tôi cũng chịu”, vì tình yêu anh dành cho những đứa con, vì ước mơ giản dị: một trong hai đứa được đi học; cảm phục vì anh sẵn sàng đi lau dọn nhà thuê – một việc được coi là phù hợp hơn với phụ nữ - với giá rất rẻ để kiếm cho con cái Tết…
Câu chuyện của anh khiến nhiều người xúc động.
Hơn 16.000 lượt like và hơn 3.000 lượt chia sẻ cùng những lời bình luận, hỏi thăm hoàn cảnh của người đàn ông trong câu chuyện đã được gửi đến anh Trung. Một người dùng mạng có nick Tuệ Lâm viết: “Cảm ơn người bố mẫu mực. Làm nghề tử tế để nuôi con”. Một người khác cũng xúc động: “Ngành nghề nào cũng trân trọng, lao động nào cũng vinh quang! Nhìn thương thật ấy! Mong những người như bác nhận được nhiều việc để kịp về quê đón Tết và có tiền ăn học cho con... Đối với chúng ta tết đang gần kề. Đối với người cha cơ cực này, Tết có lẽ xa vời lắm”. Bạn Nguyễn Xuân Trường cũng viết: “Đúng là người cha tuyệt vời. Cha không phải người hoàn hảo hay giàu có nhưng cha luôn dành cho các con những gì hoàn hảo nhất mà cha có!”
Cư dân mạng gọi anh là người cha mẫu mực.
Nhiều người chia sẻ, họ đã khóc, đã nghẹn ứ nơi cổ họng khi đọc status và xem những bức ảnh anh Trung đăng tải. Chia sẻ status đó với bạn bè mình, một nữ sinh viết: “Đọc mà rớt nước mắt. Người ta nghèo nhưng không hèn. Người ta nghèo nhưng người ta biết phấn đấu. Dọn dẹp có 20 nghìn đồng 1 phòng quá rẻ so với công sức. Riêng mình mỗi ngày quét dọn nhà rồi lau từ trên tầng 3 xuống đã thấy mệt lắm rồi, đây nhà này còn 6 tầng lận lại còn lau chùi tất cả đồ vật nữa chứ!” Một người trẻ với nick Ngọc Nguyễn cũng bình luận: “Trong khi có những đứa thừa tiền ăn chơi không hết, ném vào những trò vô bổ bẩn thỉu thì có những mảnh đời cơ cực thế này đây. Thật may mắn cho anh ấy là đã gặp được bạn. Năm nay bố con anh ấy có Tết rồi!”
"Để chúng nó được học bắt tôi làm gì cũng được" - câu nói đã làm xúc động hàng nghìn người.
Những dòng chia sẻ của dân mạng về câu chuyện.
Nhiều người đã bày tỏ lòng cảm mến, khâm phục chàng trai Nguyễn Thành Trung và gửi đến anh lời cảm ơn. Một người bạn của Trung xúc động: “Em luôn có cảm giác những người thật sự cần giúp đỡ thì sẽ luôn gặp những cánh tay cùng chia sẻ. Cảm ơn vì vẫn còn nhiều người như anh”. Một người khác thì tâm sự: “Mình hay có tật bị nhức mắt khi nhìn các bạn đi làm từ thiện ở miền núi kết hợp với đi chơi. Nếu muốn thể hiện lòng tốt thì ở ngay giữa thủ đô Hà Nội này này, còn rất nhiều số phận không may mắn, nếu các bạn không thờ ơ. Ngày xưa còn làm quản lý ở Nola, tối nào mình cũng dặn các em nhân viên phân loại rác và đổ rác nhựa + sách báo muộn một chút vì biết có một ông già móm đi thu gom rác tầm sau 11h. Việc tuy nhỏ, chẳng mất gì của mình nhưng cho người khác được rất nhiều, tại sao không làm. Nói không phải để khoe, mà để thấy rằng việc tốt, dù to hay nhỏ, cũng là việc nên làm!
Lòng nhân ái thì ai cũng có, nhưng để biến nó thành hành động thì cần rất nhiều lòng tin và sự đồng cảm, nhất là ở thời buổi thiếu thốn như bây giờ. Câu chuyện cổ tích giữa đời thường này quá đẹp”.
Dân mạng ca ngợi hành động đẹp của Thành Trung.