Giật mình khi bà gọi cháu là "thằng khốn"
Từ ngày sinh con, chị Ngọc (Mỹ Đình, Hà Nội) không stress vì chăm con nhưng chị mệt mỏi nặng nề, căng thẳng vì tính hay nói “những câu độc địa”, của bà nội mà bà hay gọi là "mắng yêu".
Biết bà yêu chiều cháu nhưng biết bao lần chị ức chế đến mất cả sữa cho con, rơi cả nước mắt vì ức khi nghe bà cưng nựng cháu: “Bố cha thằng khốn này, ăn cho lắm vào rồi toét miệng ra”, “Mới bé tí mà rốn đã lồi ra như rốn con trâu rồi thế này thì sau làm được trò trống gì”, “Bố mẹ mày trắng mà sao mày đen nhẻm như con mực phun ấy, hay là con rơi con vãi của nhà ai rồi”.
Anh Toàn – chồng chị thương vợ, hiểu sự khó chịu của vợ nhưng cũng chỉ biết tặc lưỡi: “Em bỏ qua đi, bà già rồi lại là người ở quê, trách làm sao được em”.
Thế là, cứ khi nào nghe bà "mắng yêu" cháu, chị lại phải cố kiềm chế bằng cách lẩm nhẩm câu “hạ hỏa, hạ hỏa” để mong mình không bị tăng xông.
Khi Tutu cứng cáp, chị thở phào nhẹ nhõm khi bà nội tuyên bố “mẹ bận về quê để chăm ông”. Thực ra, chị biết bà rất thương con quý cháu nhưng ngặt nỗi tính tình bà đã thành cố hữu… khó mà thay đổi được.
Cứ khi nào nghe bà "mắng yêu" cháu, chị lại phải cố kiềm chế bằng cách lẩm nhẩm câu
“hạ hỏa, hạ hỏa” để mong mình không bị tăng xông (Ảnh minh họa)
Sau 1 năm, chị lại dính bầu, bỏ thì thương vương thì tội nhưng chị vẫn quyết định sinh con bởi “con là lộc trời cho”, anh chị vẫn có quan điểm rằng "mình nghèo một chút nhưng giàu vì con… thế là được rồi”.
Sau khi phải cùng một lúc chăm 2 thằng cu, vất vả, mệt lử, anh chị đành phải nhờ tới sự giúp đỡ của bà nội. Bố mẹ chị thì không thể lên giúp vì ông bà vẫn còn đang làm việc ở dưới quê.
Vừa mừng vừa lo khi bà nội lên nhưng vì chẳng còn cách nào nên chị cũng cố và thầm mong mẹ sẽ thay đổi vì cháu.
Cùng cảnh có bà hay nói khó nghe là nhà chị Chu Thủy (Lĩnh Nam, Hà Nội). Mẹ chồng chị là bác sĩ học vị đàng hoàng, hẳn hoi chứ không phải dân quê mùa gì nhưng bà có một tật vô cùng xấu là nói bậy mà toàn nói những từ nghe "rợn hết cả da gà".
Tôn trọng và nể phục mẹ chồng lắm nhưng chị cứ nghĩ tới cảnh khi bé Ngô lớn hơn, tập nói, bé sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường sinh sống không lành mạnh, chị lo lắng vô cùng.
Cháu hư tại bà
Chị Thủy chẳng phải lo đâu xa, khi Ngô được hơn 1 tuổi, không như bé khác gọi "mẹ ơi, bà ơi", bé gọi “tô sư, tô sư”. Dù câu phát âm không chuẩn nhưng cả nhà ai cũng biết bé đang nói gì.
Anh chị thì nóng mặt, bà thì xấu hổ phẩy tay lảng ngay sang chuyện khác.
Bé Tutu giờ đã hơn 2 tuổi, bé được một ưu điểm là rất nhanh biết nói, học hỏi người lớn rất nhanh. Nhưng đây cũng chính là mối lo lắng từ khi bà nội lên, ngoài những bài hát bé học được từ trường lớp, bé còn có những câu rất “ghê hồn” mà tác giả không ai khác ngoài bà nội.
Một hôm, chị đang cho bé thứ 2 bú trong nhà, nghe bà mắng yêu con ngoài phòng mà chị run cả người: “Cháu ngu thế, tay để cầm để nắm chứ ai nhét vào lỗ mồm như cháu”, “Não cháu cứ như bị nhét xi măng vào ấy”…
Biết tính mẹ, lại ngại mẹ giận nên chị cố nhắm mắt, bịt tai cho xong chuyện.
Phải đến khi cô giáo ở trường gọi điện mời phụ huynh đến thì anh chị mới tá hỏa. Bình thường bé rất ngoan nhưng dạo gần đây ngày nào bé cũng lôi xềnh xềnh các bạn rồi chỉ mặt bảo: “Đầu ấy toàn xi măng à, sao dốt thế”.
Không chịu nổi, chị về kể với bà thì bà chỉ bảo: "Mẹ 'mắng yêu' cháu mẹ thì có làm sao?”.
Nhìn chồng đầy trách móc, chị buông thõng một câu: "Đúng là cháu hư tại bà".
Dù là thế hệ lớn lên nhờ nhai cơm nhưng chị Thủy sợ phát khiếp mỗi lần nhìn bà nội nhai nhai rồi bón bón cho cu Linh