Theo như nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số chất làm đầy như Radiesse, Juverderm và Restylane… được chứng nhận chất lượng và cho phép lưu hành. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là chất làm đầy thực tế đang được tiêm lên mặt là chất thế nào có nguồn gốc ra sao thì vẫn còn là một ẩn số. Nhiều trung tâm spa vẫn quảng cáo rằng mình sử dụng những chất an toàn tuyệt đối nhưng vẫn có những hậu quả khôn lường xảy ra sau quá trình tiêm. Nhẹ nhất là khuôn mặt bị tím bầm và sưng lên, nặng nhất là khiến phần tiêm bị biến dạng rõ rệt.
Nâng mũi
Mới đây nhất trên trang cá nhân của bạn V.T.H có chia sẻ về hậu quả của việc đi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Hằng tìm đến phương pháp tiêm chất làm đầy, cụ thể là silicon lỏng để nâng mũi, với mong muốn sống mũi của mình cao và thẳng hơn. Nhưng hậu quả mà phương pháp này lại khiến sống mũi bị biến dạng, lệch hẳn sang một bên và đến giờ vẫn còn sưng và đau nhức.
Cận cảnh chiếc mũi bị lệch và cằm biến dạng sau khi tiêm silicon lỏng.
Độn cằm
Không chỉ dừng lại ở việc tiêm nâng mũi, chất làm đầy còn được ứng dụng trong phương pháp độn cằm tạo khuôn mặt V-line cho các chị em. Nhưng cũng giống như việc nâng mũi, rất nhiều nơi sử dụng những chất có nguồn gốc không rõ ràng mang lai nhiều biến chứng trên khuôn mặt. Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu là chất làm đầy hay silicon lỏng chất lượng và được cấp phép sử dụng thì sẽ dễ dàng đào thải qua đường nước tiểu và mồ hôi, vậy nên sẽ không có bất kỳ hậu quả hay tích tụ gì trong cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người chịu cảnh phần cằm, sống mũi hay bờ môi... sau khi tiêm, chất làm đầy tích tụ lại, sưng phồng lên, chạm vào rất đau và nhức nhối.
Phần cằm với chất làm đầy tích tụ lại bên trong. Không những không có tác dụng tạo khuôn mặt V-line mà còn khiến phần cằm như bị sưng lên khuôn mặt lệch hẳn đi.
Một trường hợp khác của T.M.A hồi tháng 8 mới đây, do bị tiêm thêm silicon lẫn với chất độn filler, nên sau một thời gian ngắn, mặt và cằm của M.A bị chảy sệ, dài ra dị thường. Thậm chí silicon còn dồn đọng sang bên má phải khiến khuôn mặt bị lệch, xuất hiện nọng cằm xấu xí.
Một trường hợp khác của T.M.A hồi tháng 8 mới đây, do bị tiêm thêm silicon lẫn với chất độn filler, nên sau một thời gian ngắn, mặt và cằm của M.A bị chảy sệ, dài ra dị thường. Thậm chí silicon còn dồn đọng sang bên má phải khiến khuôn mặt bị lệch, xuất hiện nọng cằm xấu xí.
Bơm môi
Silicon lỏng, filler silicon... đều được gọi chung một tên là chất làm đầy, khi tiêm lên mặt sẽ tạo dựng đựng khuôn dáng như mình mong muốn. Thời gian gần đây, phái đẹp chuộng mốt môi cong dày gợi cảm nên rất nhiều người có xu hướng đi bơm môi để tạo được những bờ môi cong dày đúng chuẩn. Nhưng trên thực tế, thành công thì ít mà biến chứng thì nhiều, sau khi tiêm đúng là bạn sẽ có được một bờ môi cong dày nhưng lại dày theo kiểu phồng rộp, thậm chí đường viền hay khuôn môi còn lệch hẳn đi khiến khuôn mặt càng trở nên mất cân đối hơn.
Bờ môi sưng phồng do tiêm chất làm đầy. Có thể thấy rõ rệt, khuôn môi cũng lệch hẳn sang một bên khiến cả khuôn mặt mất cân đối.
Không những phải chịu biến chứng dị ứng khiến môi sưng phồng, mà đôi môi còn trở nên dị dạng kinh khủng.
Alex Laird, sống tại Ai Len đã tiêm chất làm đầy (filler) vào gò má để có khuôn mặt thanh thoát hơn. Tuy nhiên, 2 tháng sau khi tiêm, khối chất làm đầy ở 2 bên gò má của bà đã teo nhỏ lại chỉ bằng chiếc thìa cafe, khiến khuôn mặt bị biến dạng.
Alex Laird tiếp tục tiêm filler để cứu vãn tình hình nhưng không thành công vì khuôn mặt đã bị nhiễm trùng. Bà buộc phải tháo toàn bộ lượng chất làm đầy đã từng tiêm vào mặt và thực hiện phẫu thuật tái tạo gò má.
Một trường hợp khác cũng chịu biến chứng của việc tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.
Tiêm gò má
Một số trường hợp tìm đến chất làm đầy cho gò má để giúp khuôn mặt được thanh thoát hơn, tuy nhiên nếu không lựa chọn chất làm đầy phù hợp, hay những cơ sở uy tín, không những khuôn mặt bạn bị biến dạng mà còn ảnh huởng đến tính mạng.
Một số trường hợp tìm đến chất làm đầy cho gò má để giúp khuôn mặt được thanh thoát hơn, tuy nhiên nếu không lựa chọn chất làm đầy phù hợp, hay những cơ sở uy tín, không những khuôn mặt bạn bị biến dạng mà còn ảnh huởng đến tính mạng.
Alex Laird, sống tại Ai Len đã tiêm chất làm đầy (filler) vào gò má để có khuôn mặt thanh thoát hơn. Tuy nhiên, 2 tháng sau khi tiêm, khối chất làm đầy ở 2 bên gò má của bà đã teo nhỏ lại chỉ bằng chiếc thìa cafe, khiến khuôn mặt bị biến dạng.
Alex Laird tiếp tục tiêm filler để cứu vãn tình hình nhưng không thành công vì khuôn mặt đã bị nhiễm trùng. Bà buộc phải tháo toàn bộ lượng chất làm đầy đã từng tiêm vào mặt và thực hiện phẫu thuật tái tạo gò má.
Một trường hợp khác cũng chịu biến chứng của việc tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.
Bơm ngực
Nếu như trước khi phái đẹp cần thực hiện một ca phẫu thuật công phu để cho miếng silicon vào ngực thì với phương pháp tiêm chất làm đầy này chỉ cần tiêm mà không cần động dao kéo quá nhiều. Chính vì vậy, chị em bắt đầu có xu hướng chuộng cách cải thiện vòng 1 này hơn. Theo thống kê, từng công đoạn trong qúa trình tiêm và quan trọng nhất là chất được tiêm vào người đều có thể mang lại những hậu quá nghiêm trọng.
Ví dụ cụ thể và gần đây nhất là trên mạng xã hội xôn xao về một ca phẫu thuật mà mà các bác sĩ đang rút chất lỏng từ trong ngực một phụ nữ. Chất lỏng này có màu vàng, đặc sệt và đặc biệt là chảy ra rất nhiều khiến người xem phải rùng mình.
Chất lỏng màu vàng được lấy ra từ ngực của người phụ nữ sau khi tiêm chất làm đầy để nâng ngực.
Theo như bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết, chất lấy ra từ ngực không phải là silicon lỏng mà là một chất gì đó khó có thể xác định được. Rất nhiều người đã bơm nhiều chất làm đầy rất khó đoán vào trong cơ thể, việc này gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Biến chứng của silicon đặc biệt nguy hiểm, khi tiêm vào vú, một thời gian sau, silicon lỏng kết thành khối gây nhiều nốt trong vú, rất khó phân biệt với khối u. Nếu bệnh nhân chẳng may bị ung thư sẽ khó phát hiện sớm. Mặt khác, những biến dạng do silicon gây ra rất khó khắc phục, có thể mất nhiều lần phẫu thuật, chỉnh sửa.
Hình ảnh nữ bệnh nhân trước khi mổ. Theo đó, hai bên ngực bệnh nhân bị chảy xệ, nặng nề do biến chứng từ chất silicon không xác định.
Hình ảnh ngực bệnh nhân 1 tuần sau khi phẫu thuật.