Ở một nơi như Sài Gòn, nơi hội tụ vẻ xa hoa, tráng lệ của một thành phố đang phát triển, xen lẫn những khoảng không cũ kỹ, những khu ổ chuột, các tay máy có hàng trăm đề tài để khai thác. Với anh Trần Lâm Anh Cương, một người chơi ảnh theo phong cách streetlife (ảnh đường phố), Sài Gòn là sự đan trộn của những thái cực khác biệt, vừa bình lặng, dịu dàng, vừa dữ dội. Ảnh của anh chụp Sài Gòn cũng vậy, có bức ngọt ngào như tranh, có bức ngộ nghĩnh, tinh nghịch khiến ta bật cười, cũng có bức thâm trầm, hoài cổ.
Lý giải về cách nhìn của mình với Sài Gòn, anh đùa với bạn bè, mình có con mắt của người digan (những người du mục), nên có lẽ, Sài Gòn trong những tác phẩm của anh vừa lạ, vừa quen. Sở dĩ anh gọi mình là "người digan" là bởi, Trần Lâm Anh Cương vốn là người gốc miền Bắc, vào Bình Dương sống từ nhỏ và đang ở thành phố Hồ Chí Minh. Cách anh ngắm nhìn thành phố nơi mình đang sống, có lẽ là cái nhìn nửa bên trong, nửa bên ngoài, nửa khám phá, nửa thân quen như thế!
Lý giải về cách nhìn của mình với Sài Gòn, anh đùa với bạn bè, mình có con mắt của người digan (những người du mục), nên có lẽ, Sài Gòn trong những tác phẩm của anh vừa lạ, vừa quen. Sở dĩ anh gọi mình là "người digan" là bởi, Trần Lâm Anh Cương vốn là người gốc miền Bắc, vào Bình Dương sống từ nhỏ và đang ở thành phố Hồ Chí Minh. Cách anh ngắm nhìn thành phố nơi mình đang sống, có lẽ là cái nhìn nửa bên trong, nửa bên ngoài, nửa khám phá, nửa thân quen như thế!
Nhà thờ Đức Bà ở một thời khắc khác, những ngày tháng 4/2014.
Một masor đang trên đường đến lễ.
Một trong những hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn là những chung cư xây theo lối cũ. Trong ảnh là chung cư 204 Trần Hưng Đạo.
Nhịp sống hối hả của Sài Gòn được thể hiện ngay tại một góc cầu thang chung cư.
Bức ảnh "Đi chợ về" chụp tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật.
"Khoảng hở" được chụp tại chợ dưới chân chung cư Ngô Gia Tự, tháng 9/2014.
Chàng trai Khmer quê Sóc Trăng, 21 tuổi, làm việc cho một công trình xây nhà tái định cư kết thúc ngày làm việc tăng ca bằng việc tắm ngoài trời. Anh chàng hồn nhiên này có lẽ chẳng để ý đến tòa nhà Bitexco, biểu tượng phồn thịnh của Sài Gòn, ở cách mình không xa.
Những "công dân hạng hai", người sống trong lòng thành phố nhưng lênh đênh trên sông hay sống tạm bợ trong nhưng túp lều lụp xụp trong góc nào đó cũng được ghi lại qua ống kính của Trần Lâm Anh Cương, như là một cái nhìn khác về Sài Gòn . Trong ảnh là "chợ nổi" dưới chân cầu Sài Gòn, ngày 29 Tết.
Một bức ảnh có phần gây sốc, nhưng phải chăng, nó nói với chúng ta: giữa trùng điệp khó khăn, lẫn trong rác và bèo, cuộc sống của những người ngụ cư vẫn tươi hồng?