Tỏi còn có rất nhiều công dụng khác, chẳng hạn nó có đặc tính chữa bệnh và có thể chống lại các bệnh như cảm lạnh thông thường.

Tỏi thường được sử dụng như một chất chống mệt mỏi, trở thành chất kết dính để sửa các vết nứt trên kính. Tuy nhiên, sử dụng và bảo quản sai cách sẽ khiến tỏi trở thành thứ gia vị vô tri.

Mua tỏi đã xay sẵn

Tất cả những thứ được băm sẵn mà bạn tìm thấy trong lọ ở siêu thị và cửa hàng tạp hóa sẽ khiến bạn mắc sai lầm. Tỏi không phải là thứ gia vị phù hợp để để bóc và cắt nhỏ quá sớm trước khi nấu.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi tươi chứa hàm lượng allicin cao hơn, một thành phần giúp ngăn ngừa cục máu đông và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vì vậy, nếu bạn ăn những thứ được đóng gói sẵn, hầm trong dầu và nước trong nhiều tuần liên tục, bạn thậm chí sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích sức khỏe nào từ tỏi.

Chọn nhầm tỏi

Sai lầm phổ biến khiến tỏi mất hết chất - Ảnh 1.

Nếu bạn mua tỏi tươi, hãy chắc chắn rằng nó thực sự tươi mới. Khi mua tỏi, bạn nên nhấc củ tỏi lên và bóp nhẹ để đảm bảo không có tép nào bên ngoài quá mềm hoặc quá khô. Củ phải có cảm giác chắc chắn và không bị rỗng hoặc bị mất nước.

Bảo quản không đúng cách

Bảo quản tỏi không đúng cách có lẽ là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải.

Việc đảm bảo tỏi được giữ ở đúng nơi có nghĩa là nó sẽ giữ được các đặc tính chữa bệnh, hương vị và lợi ích sức khỏe của nó - chưa kể đến việc giúp tươi lâu trong nhiều tháng.

Tỏi tươi (loại được thu hoạch vào đầu hè) là loại tỏi dịu hơn, dễ tiêu hóa hơn và được cho là có hương vị thơm ngon hơn tỏi khô. Loại này cần bảo quản lạnh ngay và sử dụng trong vòng một tuần.

Tỏi khô (loại bạn thường tìm thấy ở cửa hàng tạp hóa) nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng ở nơi khô ráo, tối và có nhiều lưu thông.

Chúng cũng có thể được bảo quản trong túi giấy hoặc túi lưới, miễn là có nhiều không khí khô xung quanh để ngăn chúng nảy mầm. Chỉ cần bạn làm như vậy, tỏi sẽ giữ được trong vài tháng.

Nếu đã băm tỏi, bạn có thể bảo quản tỏi trong hộp kín trong tủ lạnh nhưng vẫn nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Thực tế, việc đông lạnh tỏi là điều không nên làm - nó sẽ làm hỏng hương vị và kết cấu của tỏi. Môi trường khô, tối và thoáng mát là nơi lý tưởng dành cho tỏi.

Lột vỏ sai cách

Bóc tỏi không hẳn là công việc thú vị, nhưng bạn không cần phải cắt bỏ phần đầu của tép tỏi để dễ bóc vỏ hơn - cách này phần lớn không hiệu quả và sẽ lãng phí nhiều thời gian.

Có một cách đơn giản để bạn bóc tỏi: tách tất cả các tép ra và đặt chúng vào một chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy. Sau đó, bạn lắc lọ mạnh nhất có thể trong khoảng 20 giây, sau đó đổ chúng ra, tách riêng vỏ và tép.

Thái tỏi không đều

Sai lầm phổ biến khiến tỏi mất hết chất - Ảnh 2.

Thái tỏi không phải là quá trình khó nhất trong nấu ăn, đặc biệt nếu bạn có kinh nghiệm vào bếp, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể mắc một số lỗi khi làm việc đó.

Thứ nhất, tốc độ thái cực kỳ quan trọng, vì việc thái chậm có nghĩa là tỏi có thể bị oxy hóa và có vị đắng. (Tất nhiên, cần nhớ rằng bạn không nên vội vàng khi thái tỏi bằng dao).

Tốt nhất bạn nên giữ chắc tay, kiểm soát con dao và đảm bảo thái từng miếng thật đều. Mỗi miếng tỏi nhỏ cần có cùng kích thước để tỏi chín đều và không bị cháy.

Thêm tỏi vào chảo quá sớm

Tỏi rất dễ cháy, vì vậy điều quan trọng là bạn không nên thêm tỏi vào chảo cho đến ít nhất một nửa quá trình nấu (trong trường hợp xào) hoặc rất sớm trước khi bạn thêm chất lỏng (chẳng hạn như nước xốt cho món mì xào) vào chảo, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ và tránh bị cháy.

Nếu không chắc lắm về điều này, hãy thêm tỏi muộn hơn thay vì sớm hơn - thà nấu tỏi chưa chín sẽ tốt hơn là nấu quá chín. Ngoài ra, ăn tỏi sống còn tốt cho cho sức khỏe của bạn hơn là ăn tỏi chín.

Theo mashed.com