Bệnh nhân 19 tuổi bị sán bò lúc nhúc trong phổi, đến bác sĩ thăm khám cũng phải kinh hãi

Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. Bệnh nhân là anh L.H.T (19 tuổi, ở Bắc Giang), trước khi vào viện có xuất hiện tình trạng đau tức ngực, tuy nhiên đi khám ở cơ sở không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đến bệnh viện huyện thăm khám, qua chụp chiếu các bác sĩ chẩn đoán anh T bị tràn dịch màng phổi, nguy kịch. Sau khi chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch phổi ra ngoài.

Sán bò lúc nhúc trong phổi nam thanh niên khiến ai cũng kinh hãi: Chuyên gia cảnh báo loại đồ ăn gây chứng bệnh này - Ảnh 1.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch.

Trong quá trình hút dịch, các bác sĩ thấy nhiều ký sinh ra cùng với dịch được hút ở phổi anh T. Lập tức, anh T. được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp và tràn dịch màng phổi. Tại đây, sau khi xét nghiệm và soi vi sinh, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sán bò lúc nhúc trong phổi bệnh nhân.

Được biết, sán lá phổi thường tập trung số ca mắc tại một số tỉnh như: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Nghệ An… Nguyên nhân là do tập quán ăn hải sản chưa được nấu chín, đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cua biển, cua đá như: Tiết canh cua, gỏi cua, cua nướng, uống nước cua sống, mắm cua… Nam thanh niên mắc bệnh rất có thể đã duy trì thói quen ăn cua sống thường xuyên.

Cẩn thận sán lá phổi khi ăn cua sống cũng như hải sản sống nói chung

Thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM cho thấy, tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng (thực chất thịt cua nướng chưa chín), ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cua sống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.

Sán bò lúc nhúc trong phổi nam thanh niên khiến ai cũng kinh hãi: Chuyên gia cảnh báo loại đồ ăn gây chứng bệnh này - Ảnh 2.

Tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng, uống nước cua sống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.

Ở Việt Nam, ca bệnh sán lá phổi đầu tiên đã được tác giả Monzel phát hiện tại Châu Đốc - An Giang năm 1906, sau đó tác giả Salomon và Leveu phát hiện sán lá phổi tại một số tỉnh miền trung, cho tới nay nhiều tác giả đã phát hiện sự có mặt của sán lá phổi tại một số tỉnh bắc như; Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Nghệ An, Hà Giang và như vậy khắp 3 miền đều có mặt của sán lá phổi.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ), không riêng gì cua sống mà các loại ốc, hàu tươi sống thường có ấu trùng sán lá phổi hay các loại sán lá gan lớn nhỏ, giun ở các loại ốc nước ngọt và trên cạn. Khi ăn những loại hải sản chưa được chín kỹ này, các loại ấu trùng đều có thể xâm nhập vào cơ thể gây hại sức khỏe.

Khi bị nhiễm sán lá phổi, người bệnh thường có biểu hiện ho khan, đau tức ngực và khó chịu. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng ho ra máu, kém ăn, người gầy sút… Bệnh thường dễ nhầm lẫn với những căn bệnh mãn tính khác như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, ung thư… Do đó nếu thấy những dấu hiệu bất thường, lại còn sống ở khu vực có tập quán ăn cua, ốc sống thì cần đi khám ngay.

Sán bò lúc nhúc trong phổi nam thanh niên khiến ai cũng kinh hãi: Chuyên gia cảnh báo loại đồ ăn gây chứng bệnh này - Ảnh 3.

Không riêng gì cua sống mà các loại ốc, hàu tươi sống thường có ấu trùng sán lá phổi hay các loại sán lá gan lớn nhỏ...

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa HN) cho biết thêm, hàu và các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài…) sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du nên rất nhiều con cũng có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể là sán, nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển. Mối nguy hại khi ăn hàu sống ở khu vực nước mặn còn là khả năng chúng bị nhiễm kim loại nặng, khi ăn vào cơ thể sẽ tích lũy lại theo thời gian, đến một lúc nào đó phát ra những bệnh mãn tính nguy hiểm khó lường.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, việc ăn hải sản sống khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô hình sẽ ăn luôn mầm bệnh. Sau khi ăn uống không chú ý có thể sẽ bị nhiễm sán lá gan, sán lá phổi, sán hình lát gừng, và các loại ký sinh trùng khác.

Sán bò lúc nhúc trong phổi nam thanh niên khiến ai cũng kinh hãi: Chuyên gia cảnh báo loại đồ ăn gây chứng bệnh này - Ảnh 4.

Việc ăn hải sản sống cũng khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng.

Hiện nay, môi trường ô nhiễm ở khắp nơi, do đó, việc tiêu thụ thực phẩm dạng sống nói chung đều ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Giới chuyên gia khuyến cáo tốt nhất là từ bỏ thói quen ăn hải sản sống, thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu mua về lẫn chế biến…