Về cơ bản, rượu mà chúng ta uống là một dung dịch gồm nước và ethanol. Ngoài ra, rượu cũng chứa một phần nhỏ các chất tạo hương liệu, màu sắc tùy theo từng hãng. Rượu sau khi uống được hấp thụ hoàn toàn trực tiếp vào máu (20% ở dạ dày, 80% ở ruột non). Việc hấp thụ này nhanh hay chậm tùy vào việc uống lúc đói hay no, khi dạ dày rỗng sẽ hấp thụ nhanh hơn. Chính vì thế chúng ta thường cảm thấy dễ say hơn khi uống rượu vào lúc đói.

Rượu tác động tới cơ thể ra sao?

Rượu sau khi vào máu sẽ tiếp tục phân tán tại các mô tế bào. Vì thế nên bất cứ dịch sinh lý nào của con người như nước tiểu, máu, hơi thở… thậm chí trong dịch tủy não đều có thể dùng để xác định nồng độ cồn được. Sau quá trình hấp thu và chuyển hóa, rượu sẽ được đào thải, chủ yếu qua gan. Chỉ có một số ít được đào thải qua mồ hôi hay nước tiểu. Gan và thần kinh trung ương chịu tác động chính của rượu.

Tác động của rượu tới gan:

Gan chính là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc giải độc cho cơ thể. Khi uống rượu, gan sẽ chuyển hóa giải độc rượu và đào thải nó khỏi cơ thể. Quá trình này hoạt động hiệu quả hơn khi có sự xúc tác của men NAD (một coenzyme tồn tại trong tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật…). Nguyên nhân quá trình này hoạt động hiệu quả hơn khi có sự xúc tác của men NAD là do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ, vì vậy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu, rượu sẽ tích tụ và gây độc trong cơ thể, đặc biệt là gan. Về lâu dài gây ra các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan.

Tác động của rượu tới thần kinh trung ương:

Rượu khi vào cơ thể sẽ có tác động ức chế "từ trên xuống", từ vỏ não, tiểu não, tủy sống và cuối cùng là trung tâm hành tủy. Điều này giải thích cho việc vì sao khi chúng ta uống một lượng rượu nhỏ sẽ thấy dễ chịu, nhưng uống nhiều sẽ gây giảm khả năng phán đoán, hoa mắt, không làm chủ hành vi.

"Sản phẩm giải rượu" hoạt động theo cơ chế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại "sản phẩm giải rượu" khác nhau được bày bán, từ loại viên sủi, viên nang, viên ngậm, dung dịch… Nhiều người do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách hoặc sử dụng rượu bia đã tìm đến những loại "sản phẩm giải rượu" này như một cứu cánh. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của "sản phẩm giải rượu" như thế nào và nó có thực sự "giải rượu" theo cái nghĩa chúng ta vẫn nghĩ hay không, thì không phải ai cũng nắm rõ.

Khi uống rượu ở liều lượng cho phép, các loại "sản phẩm giải rượu" có thể giúp người dùng giảm nhức đầu, sốt, đau nhức, dễ chịu. Nhưng nếu như dùng "sản phẩm giải rượu rượu" thường xuyên hay quá liều thì lại gây ra phản ứng ngược, dẫn tới tăng các men gan (AST, ALT, gamma-GT). Đồng thời làm giảm đi các chất có chức năng bảo vệ gan, tăng tổng hợp acid béo và triglyceride trong tế bào gan khiến cho tình trạng gan nhiễm mỡ tăng cao; hoại tử tế bào gan; viêm loét đường tiêu hóa và tử vong do "sản phẩm giải rượu" giữ lại lượng cồn trong ruột mà gan không thể lọc chất độc kịp thời.

Do đó, khi sử dụng "sản phẩm giải rượu" nhanh, người dùng không nên lạm dụng, thay vào đó nên sử dụng một số phương pháp dân gian để giải rượu hiệu quả và an toàn.

Giải rượu thế nào an toàn và hiệu quả?

Dù uống ít hay nhiều rượu bia thì đó đều là chất độc có khả năng làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể. "Sản phẩm giải rượu" thông thường chỉ có một số tác dụng nhất thời, hiệu quả thấp và có thể mang đến những tác dụng phụ, gây tương kỵ hóa học không tốt. Vì vậy, điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta cần kiểm soát, uống rượu với liều lượng vừa phải và dừng đúng lúc. Trong trường hợp buộc phải uống, người dùng nên lựa chọn các phương pháp giải rượu có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho gan và không gây thêm áp lực cho gan như việc sử dụng thường xuyên "sản phẩm giải rượu" nhanh.

Sản phẩm giải rượu có an toàn không và hoạt động theo cơ chế nào? - Ảnh 1.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện một loại viên ngậm hỗ trợ bảo vệ gan , giảm tác hại của rượu, bia đối với gan do Việt Nam sản xuất đang nhận được nhiều chú ý bởi cơ chế xử lý tác hại của rượu bia khác biệt với các loại "sản phẩm giải rượu" khác. BacZero từ TC Pharma là sản phẩm tiếp năng lượng cho gan bằng công nghệ ủ lên men đột phá, nhằm bổ sung và tăng cường các chất xúc tác cần thiết cho quá trình chuyển hóa, giúp gan tăng tốc độ chuyển hóa cồn. Đây là điều mà các loại "sản phẩm giải rượu" hay "viên ngậm giải rượu" khác không có.

Sản phẩm giải rượu có an toàn không và hoạt động theo cơ chế nào? - Ảnh 2.
[Box thông tin shop] - BAC ZERO - Viên ngậm hỗ trợ bảo vệ gan

Trên thực tế, các enzyme ADH và ALDH trong cơ thể thúc đẩy phân hủy cồn và tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp cơ thể chuyển hóa hoàn toàn cồn thành acid axetic - một loại chất vô hại với cơ thể.

Biểu đồ các giai đoạn chuyển hóa

Sản phẩm giải rượu có an toàn không và hoạt động theo cơ chế nào? - Ảnh 3.

Giai đoạn 1: enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) hỗ trợ chuyển hóa cồn (ethanol) thành một chất hóa học độc hại acetaldehyde

Giai đoạn 2: Enzym aldehyde dehydrogenase (ALDH2) phân giải acetaldehyde thành axit axetic một chất vô hại là thành phần chính của giấm ăn

Có thể thấy ADH và ALDH là 2 enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển hóa và đào thải rượu, tuy nhiên việc tổng hợp 2 enzyme này trong quá trình ăn uống hàng ngày là rất khó. Khi có đầy đủ các enzyme này gan sẽ tăng tốc quá trình xử lý rượu, giúp giảm đi các tác hại của rượu như say, chóng mặt, buồn nôn, say nguội, ngộ độc và phá hủy tế bào gan cũng như các tế bào não.

So sánh cơ chế giải rượu khi đủ và thiếu hụt enzyme

Sản phẩm giải rượu có an toàn không và hoạt động theo cơ chế nào? - Ảnh 4.

Ngoài việc sử dụng viên ngậm giải rượu trong các trường hợp cần thiết, người dùng cũng có thể cân nhắc các phương pháp dân gian tính lành như nước chanh, sắn dây để giải rượu. Dùng sắn dây để giải rượu rất tốt mà đem lại hiệu quả cao, bởi sắn dây có vị ngọt, tính bình do vậy khi sử dụng sẽ giúp ra mồ hôi nhiều cũng như giải độc.

Sản phẩm giải rượu có an toàn không và hoạt động theo cơ chế nào? - Ảnh 5.

Người bị say có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít muối; hoặc lấy nước sôi rồi bỏ thêm một ít bột sắn dây và ít muối, khuấy đều rồi uống giải rượu. Ngoài ra cũng có thể vắt nước lá dong để uống giải rượu. Bởi những phương pháp dân gian này rất an toàn, hiệu quả, bảo vệ gan, thận trước tác hại của rượu.