Sững sờ khi con sinh ra giống như "người tuyết"

Sản phụ Tiểu Lị (Trung Quốc) sau quãng thời gian mang thai vất vả đã hạ sinh một em bé khỏe mạnh. Sự ra đời của đứa trẻ không nghi ngờ gì là niềm vui lớn đối với gia đình cô. Nhưng khi vừa nhận em bé từ tay y tá, cả nhà Tiểu Lị lại không khỏi sững sờ.

Lúc được trở về phòng hậu sinh, thấy mẹ chồng khóc lóc buồn bã, Tiểu Lị vội hỏi bà có chuyện gì. Chồng cô đứng cạnh nói em bé sinh ra trông như "người tuyết", cả người trắng phau phau, dính nhớp nháp không hề đáng yêu chút nào. Tiểu Lị cũng ngỡ ngàng, con chào đời liền được y tá ôm đi, Tiểu Lị nào biết con có vấn đề gì. Mẹ chồng với quan niệm cổ hủ thì nói em bé như thế không phải điềm lành khiến Tiểu Lị càng phiền muộn.

Sản phụ sinh ra một "người tuyết" khiến ai cũng kinh hãi nhưng bác sĩ lại cười chúc mừng - Ảnh 1.

Chồng cô đứng cạnh nói em bé sinh ra trông như "người tuyết", cả người trắng phau phau. (Ảnh minh họa)

Cô vội hỏi bác sĩ, không ngờ bác lại mỉm cười chúc mừng cô. Dấu hiệu đó hoàn toàn tốt lành và cũng hiếm có em bé nào có lớp "tuyết" đẹp như em bé nhà cô. Lúc này gia đình Tiểu Lị mới thở phào nhẹ nhõm.

"Tuyết" bao bọc em bé thực chất là lớp sáp vernix caseosa

Những mảng sáp trắng bao bọc cơ thể khi bé mới chào đời khiến cha mẹ chỉ muốn lau chúng đi chính là lớp vernix caseosa. Nó được hình thành trên da bé vào khoảng tuần 17-20 của thai kỳ và theo bé cho đến khi chào đời. Lớp sáp này nhìn có vẻ "bẩn bẩn" nhưng đây là một điều hoàn toàn tự nhiên. Thành phần chủ yếu của lớp sáp vernix là nước (80,5%), phần còn lại là chất béo (10,3%) và protein (9,1%). Ngoài ra, nó còn chứa các chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé.

Sản phụ sinh ra một "người tuyết" khiến ai cũng kinh hãi nhưng bác sĩ lại cười chúc mừng - Ảnh 2.

Lớp sáp này nhìn có vẻ "bẩn bẩn" nhưng đây là một điều hoàn toàn tự nhiên. (Ảnh minh họa)

Lớp sáp này khiến những em bé sơ sinh trông xấu xí đi nhiều nhưng nó lại có những công dụng tuyệt diệu:

- Bảo vệ da thai nhi: Lớp sáp vernix chính là màn ngăn cách nước ối và làn da của thai nhi. Khi thai nhi ngâm mình trong nước ối cả 9 tháng 10 ngày, nếu không có nó, da của thai nhi sẽ dễ bị tổn thương. Có thể nói, lớp sáp vernix giống như chiếc áo khoác không thấm nước, giúp bảo vệ các tế bào da bên dưới được phát triển tốt.

Sản phụ sinh ra một "người tuyết" khiến ai cũng kinh hãi nhưng bác sĩ lại cười chúc mừng - Ảnh 3.

- Giữ ẩm và duy trì nhiệt độ cơ thể bé sau khi sinh: Đột nhiên rời khỏi cái "ổ" ấm áp trong bụng mẹ, trẻ chưa thể thích nghi kịp với nhiệt độ bên ngoài có khi là thấp hơn rất nhiều. Lúc này lớp sáp trắng sẽ làm giảm sự tản nhiệt cũng như mất nước của cơ thể, giúp ổn định thân nhiệt, giữ ẩm cho bé.

- Bảo vệ bé khỏi bệnh tật khi sinh thường: Đường sinh dục của người mẹ đôi khi chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và chúng có thể xâm nhập vào cơ thể bé khi bé "đi" qua. Hệ miễn dịch của bé rất yếu và bé dễ bị nhiễm trùng. Lớp sáp này đóng vai trò như một lớp bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, nó còn có chứa các chất chống lại vi khuẩn và mầm bệnh.

- Có vai trò nhất định trong việc bôi trơn khi sinh: Lớp sáp vernix gây trơn vì vậy ở mức nhất định nó giúp em bé đi qua đường sinh dễ dàng hơn.

Sản phụ sinh ra một "người tuyết" khiến ai cũng kinh hãi nhưng bác sĩ lại cười chúc mừng - Ảnh 3.

Sau khi bé chào đời, cha mẹ phải đợi khoảng 24 - 48 giờ rồi hãy tắm cho bé. (Ảnh minh họa)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé sinh ra mà không có lớp vernix? Trẻ sinh non (dưới 28 tuần) sẽ không có lớp sáp này. Do đó, ngay sau khi bé chào đời, bé cần phải được hỗ trợ trong việc điều hòa thân nhiệt.

Đôi khi, trẻ sơ sinh sẽ được đem đi tắm ngay sau khi sinh để rửa sạch lớp sáp trắng bao phủ cơ thể. Điều này không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay bởi vì việc loại bỏ lớp sáp này có thể khiến da trẻ trở nên mẫn cảm và dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, các bác sĩ không khuyến khích rửa sạch lớp sáp này ngay sau khi bé chào đời. Cha mẹ phải đợi khoảng 24 - 48 giờ rồi hãy tắm cho bé. Vì trong thời gian này, lớp sáp vernix sẽ giúp bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ.