Bình thường, miệng của người khỏe mạnh sẽ tương đối sạch sẽ và không có vị gì đặc biệt khi thức dậy. Nhưng nếu dạo gần đây, mỗi khi thức dậy bạn đều cảm thấy miệng mình có mùi vị lạ thì hãy cảnh giác với những vấn đề nguy hiểm đang âm thầm phát triển trong nội tạng.
1. Ngọt miệng: Vấn đề về lá lách và dạ dày
Vị ngọt của miệng thường liên quan đến sự bài tiết bất thường của các enzyme tiêu hóa khác nhau. Lúc này dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng amylase trong nước bọt tăng lên, kích thích vị giác trên lưỡi và tạo cảm giác ngọt.
Y học Trung Quốc cũng tin rằng, miệng có vị ngọt là phản ánh tình trạng bị nóng ở lá lách. Người bị nóng lá lách thường khô miệng, nước tiểu có màu vàng, ăn ít hơn và luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra chứng bệnh này khiến đờm cũng có vị ngọt. Ở bệnh nhân tiểu đường, ngọt trong miệng cũng là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng.
Để cải thiện tình trạng này, mọi người cần phải tránh xa đồ ăn cay nóng. Có thể lựa chọn những loại thực phẩm như đậu phụ, bắp cải, hạt sen… để tránh nóng trong người làm tổn hại đến dạ dày và lá lách.
2. Đắng miệng: Vấn đề về gan và túi mật
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng hoạt động của gan và túi mật. Đặc biệt là sau những bữa tiệc trong các ngày nghỉ hay ăn nhiều thực phẩm gây mùi và nóng. Gan là một cơ quan tiết mật còn túi mật là cơ quan lưu trữ mật, nếu xuất hiện vấn đề với 2 nơi này thì miệng sẽ có vị đắng.
Bên cạnh cảm giác khô và đắng miệng, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và tức ở phần gan lẫn dạ dày thì cần phải nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để tránh nguy cơ gây bệnh. Hãy cải thiện chế độ ăn uống để tránh đắng miệng bằng cách bổ sung nhiều hạt sen và nấm trắng.
3. Miệng có vị mặn: Vấn đề về thận
Thiếu nước hay không uống đủ nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lúc này cơ thể sẽ bị mất đi độ ẩm, khiến các chất dịch trong cơ thể gây nên cảm giác luôn khát nước và có vị mặn trong miệng. Thêm vào đó, nếu miệng bạn vừa mặn mà lại kèm theo đau lưng, ù tai, chóng mặt thì ắt hẳn đang có vấn đề về thận.
Miệng mặn có mối liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thận. Phần lớn là do suy giảm thận âm, kèm theo các triệu chứng như thiếu sức sống và tần số đi tiểu đêm kéo dài. Bên cạnh đó, chứng mặn miệng thường có liên quan đến những người viêm thận mãn tính, viêm họng mãn tính hay vệ sinh miệng kém…
4. Chua miệng: Vấn đề về axit dạ dày, lá lách và gan
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày cùng những bệnh về đường tiêu hóa. Lúc mắc bệnh, các loại axit miệng gây chua sẽ xuất hiện vào bữa sáng hoặc sau mỗi bữa ăn. Lúc bệnh nhẹ có thể khó phát hiện, nhưng khi đã trở nặng thì miệng luôn có cảm giác chua như đang uống giấm vậy.
Theo y học Trung Quốc, những lý do gây chua miệng đều có liên quan đến sức khỏe gan và lá lách. Suy yếu lá lách sẽ khiến thức ăn bị tích tụ, không thể tiêu hóa được và dẫn đến đầy hơi. Sau một thời gian dài, các thực phẩm này sẽ phân hủy và tạo thành mùi chua khó chịu ở miệng.
5. Miệng mất cảm giác mùi vị: Vấn đề về đường tiêu hóa
Những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa, các bệnh về nội tiết, suy dinh dưỡng, suy yếu dạ dày và lá lách, thiếu vitamin cùng vi lượng… luôn là đối tượng thường xuyên cảm thấy nhạt miệng. Cần bổ sung lượng thực phẩm giàu protein và vitamin như thịt gà, cá, trái cây, rau quả tươi để lấy lại vị giác nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn 2 quả táo gai sau mỗi bữa ăn để kích thích tiết axit dạ dày.
Theo QQ