Nhiều người luôn gắn cho "gái ế" cái mác "xấu xí, khó chiều, chưa ổn định công việc, tâm sinh lý không bình thường"… Bởi vì chỉ có vậy mới không ai ngó ngàng tới. Thật ra, "gái ế" có ai ngó ngàng tới hay không, chúng ta cũng chẳng biết được. Có thể họ vẫn đi hẹn hò, tìm hiểu đối phương nhưng tiếp xúc lại thấy cả hai không thể dung hòa được rồi đường ai nấy bước. Có thể họ cũng là kiểu con gái không thích những mối quan hệ rắc rối giữa độ tuổi lưng chừng, họ cần ổn định công việc, muốn tự do được rong chơi, được khám phá hết những cung đường của tuổi trẻ.

Dù ngay cả khi con gái độc thân vào cái ngưỡng tuổi 25, 30 người ta cũng quy tất cả những cô gái độc thân thành "ế". Và nghiễm nhiên những cô gái ấy bị nói rằng mất “giá”, khó kén chồng. Nhưng đằng sau câu chuyện của một cô gái ế luôn tồn tại những lý do riêng. Có người vì không muốn tiếp tục chịu tổn thương, có người chưa sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân, có người bận mải mê sự nghiệp, cũng có người đơn giản là họ chẳng vội.

Không vội vàng hấp tấp là điều mọi "gái ế" cần ghi nhớ. Bởi những quyết định vội vàng thường đem đến những hậu quả nguy hại, như hôn “đứt gánh giữa đường" chẳng hạn. Lựa chọn kỹ càng không chắc sẽ hoàn toàn hạnh phúc, nhưng lựa chọn vội vàng khả năng cao đem lại những kết thúc không ai vui.

Đàn bà đã có chồng đừng thương cảm cho gái ế, các chị kết hôn có thực sự thấy vui? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đừng chê "gái ế" không người quan tâm, không người theo đuổi, không người lo lắng đêm hôm sớm tối. "Gái ế" chẳng vội yêu đâu, ai muốn thì cứ lập gia đình, nàng vẫn có thể một mình làm mọi chuyện.

Tại sao phải lập gia đình khi mọi thứ chưa sẵn sàng?

"Gái ế" thường hay mắc một cái tật sợ bị người khác nhắc đến chuyện cưới xin, sau đó thì nhắm mắt đưa chân chọn bừa một người đàn ông để lấy. Vậy sao không tự hỏi bản thân: “Đã sẵn sàng làm điều đó hay chưa?”, “Làm việc đó liệu có thực sự giúp mình hạnh phúc?”. Cuối cùng sau tất cả mọi chuyện, những cô gái ấy trở thành những người rất đáng thương. Họ lấy đối phương vì người ta nói rằng người đó tốt, lấy vì xứng đôi, vì phù hợp gia đình, lấy vì bản thân cũng thấy người ta có chút gì gọi là cảm kích…

Thừa nhận rằng, làm như vậy không chắc sẽ sai, nhưng có mấy ai dám đảm bảo bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc cho đến mãi sau này? Một cuộc hôn nhân ấy mà, ngoài cảm giác của tình yêu, sự gắn kết của cảm xúc còn là sự đồng điệu về tâm hồn và hòa hợp tính cách. "Gái ế" chọn bừa một người để lấy mà không lấy người mình thương thì liệu quãng đường còn lại, có thực sự đang sống? Khi ép "gái ế" lập gia đình khi bản thân họ chưa sẵn sàng, đến lúc mọi thứ vỡ đôi, lỡ dở, ai mà người bù đắp? Hay là lúc ấy bản thân người phụ nữ lại tự mình đứng dậy rồi đau khổ tự trách mình.

Đàn bà đã có chồng đừng thương cảm cho gái ế, các chị kết hôn có thực sự thấy vui? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

"Ế" cũng vẫn có hạnh phúc của riêng mình

Đàn bà lấy chồng sớm, luôn nhìn vào sự tự do của "gái ế" mà khao khát. Bởi vì mấy người phụ nữ lập gia đình rồi mà có cảm giác vui hơn? Họ mất đi tự do, thanh xuân, mơ ước, mất đi sắc vóc thuở ban đầu vì mải miết chăm lo cho cuộc sống. Một ngày giật mình nhìn lại, họ thấy mình quá già và thanh xuân trôi đi gần hết. Những người kém may mắn thì đau khổ vì chồng con, vì gia đình bên nội. Người may mắn hơn thì được chồng, gia đình chồng chiều chuộng, yêu thương.

Nhưng đâu cũng có cái giá của nó, và dù ế hay độc thân họ đều sở hữu niềm hạnh phúc của riêng mình. Nếu như phụ nữ có gia đình bị áp lực tiền bạc và cuộc sống chi phối thì những cô gái độc thân có thể thoải mái làm những điều mình thích mà không phải bận tâm về những lời nói đầy rẫy ngoài kia. Họ đi đến nơi mình muốn, làm công việc mình yêu và yêu chiều bản thân, chờ đợi một người thích hợp.

Họ không vội phải tạm bợ, không vội để kết hôn với một người. "Gái ế", gái độc thân cũng luôn có quyền được yêu chiều, hạnh phúc, họ sở hữu những thứ mà khi có gia đình, nhìn lại sẽ ước ao. Chính vì vậy đừng nói gái ế không có hạnh phúc, bởi lập gia đình cũng chưa chắc đã vui hơn.