Ai cũng cần cho mình một "đôi bàn tay thắp lửa", cần
một người đồng hành, hỗ trợ, người cùng ta trải qua những gian khó và
san sẻ những niềm vui cuộc sống. Với bệnh nhân K, những đôi bàn tay như
thế lại càng quan trọng. Ai đó đã từng nói, 90% bệnh nhân ung thư là
những chiến binh, những người bằng mọi giá chống chọi lại với những cay đắng ập xuống đời mình, để giành lại sự sống. Nhưng có lẽ, người nhà của những bệnh nhân ấy, bản thân họ cũng là những chiến binh.
Không trực tiếp gánh chịu nỗi đau như những bệnh nhân K, nhưng với họ, những người phải chứng kiến cảnh người mình yêu quý đau đớn mỗi ngày, phải sống với nỗi lo âu: nhỡ một ngày người đó không còn nữa, phải gồng mình trở thành chỗ dựa, chăm sóc người bị ốm... nỗi đau, sự dày vò tinh thần cũng chẳng nhẹ nhàng hơn. Và chúng tôi đang kể một câu chuyện như thế.
Gắn bó với nhau từ những tháng ngày cả hai còn làm tình nguyện viên cho những show diễn bỏng cháy của Bức Tường, hồi chị mới 15, còn anh vừa 18, chất lửa đam mê đã gắn họ vào với nhau, Bùi Thị Thanh Loan và Vũ Xuân Trường đã trở thành người một nhà năm 2013. Và cũng trái ngang như lời bài hát "Người đàn bà hóa đá": “Đôi uyên ương xưa đang hạnh phúc sống trong tổ ấm. Nhưng bỗng ngày kia tiếng sét ngang trời…”, 1 ngày sau khi hay tin thủ lĩnh của nhóm nhạc họ yêu thích, Trần Lập mắc ung thư trực tràng, Loan cũng ngỡ ngàng biết mình bị ung thư vú.
Trước khi Loan phát hiện bị ung thư, nụ cười rạng rỡ của cô ánh lên niềm hạnh phúc; và giờ, cô vẫn hạnh phúc, theo một cách khác.
Câu chuyện đau đớn chống chọi với ung thư khi mới vừa 28 tuổi, đang là mẹ của cu Ỉn vừa lên 2 khiến chúng ta yêu cuộc sống hơn, thấy mình may mắn hơn. Nhưng không chỉ vậy, câu chuyện mạnh mẽ, kiên cường và cũng đầy dũng cảm của người chồng, người sát cánh cùng vợ trong hành trình tìm lại sức khỏe và niềm vui sống cũng làm ta vừa cảm động, vừa khâm phục người đàn ông này.
Không trực tiếp gánh chịu nỗi đau như những bệnh nhân K, nhưng với họ, những người phải chứng kiến cảnh người mình yêu quý đau đớn mỗi ngày, phải sống với nỗi lo âu: nhỡ một ngày người đó không còn nữa, phải gồng mình trở thành chỗ dựa, chăm sóc người bị ốm... nỗi đau, sự dày vò tinh thần cũng chẳng nhẹ nhàng hơn. Và chúng tôi đang kể một câu chuyện như thế.
Gắn bó với nhau từ những tháng ngày cả hai còn làm tình nguyện viên cho những show diễn bỏng cháy của Bức Tường, hồi chị mới 15, còn anh vừa 18, chất lửa đam mê đã gắn họ vào với nhau, Bùi Thị Thanh Loan và Vũ Xuân Trường đã trở thành người một nhà năm 2013. Và cũng trái ngang như lời bài hát "Người đàn bà hóa đá": “Đôi uyên ương xưa đang hạnh phúc sống trong tổ ấm. Nhưng bỗng ngày kia tiếng sét ngang trời…”, 1 ngày sau khi hay tin thủ lĩnh của nhóm nhạc họ yêu thích, Trần Lập mắc ung thư trực tràng, Loan cũng ngỡ ngàng biết mình bị ung thư vú.
Trước khi Loan phát hiện bị ung thư, nụ cười rạng rỡ của cô ánh lên niềm hạnh phúc; và giờ, cô vẫn hạnh phúc, theo một cách khác.
Nhớ lại khoảnh khắc hay tin vợ lâm bệnh, anh Trường kể lại: "Hôm đó đúng vào thứ bảy, trời mưa tầm tã nhưng mình vẫn phải xuống công trình giám sát, không tới bệnh viện cùng vợ được. 3 giờ chiều mình mới gọi được cho Loan, cô ấy bảo: "anh về nhà đi rồi nói". Về tới nơi, Loan bảo: "Em bị ung thư rồi!". Mình gần như chết đứng, không hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ biết ôm chặt vợ vào lòng mà không thể nói lời nào nữa. Mình thực sự cảm thấy sợ hãi. Vợ chồng mình vừa kết hôn chưa lâu, con còn nhỏ quá. Bệnh này cần ít nhất 5 năm để điều trị và thử thách, nhưng đến khi đó, cu Ỉn mới vào lớp 1 thôi...
Mình bắt đầu bỏ hết bệnh án, kết quả của vợ ra xem lại, lên mạng xem kết luận đó nghĩa là như thế nào. Ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, mình tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng, tìm kiếm những người bệnh đã từng được điều trị và ổn định, tranh thủ bất cứ lúc nào có thời gian, kể cả khi đang ở công ty. Đầu óc mình càng rối bời hơn khi có quá nhiều thông tin trái chiều..."
Anh không để mình buồn lâu, nhanh chóng vực dậy tinh thần và trở thành người hỗ trợ, chỗ dựa cho vợ trong những ngày tháng khó khăn.
Sự chia sẻ, động viên của chồng và những người thân có lẽ là niềm an ủi lớn nhất với Loan trong những tháng ngày khó khăn này.
Bộ ngực là biểu tượng nữ tính, là một phần sự tự tôn của người đàn bà. Khi bị ung thư vú, nỗi đau hiển hiện trong họ, cả thể chất lẫn tinh thần không khó thấy. Nhưng với những người đàn ông bên cạnh họ, bên cạnh nỗi đau nhìn thấy người mình yêu đang bị gặm nhấm từng ngày, quặn đau từng đợt "đến kỳ", nỗi lo âu khi nhìn về tương lai, việc phải đối diện và làm quen với việc người phụ nữ ấy sẽ "đàn ông hóa", sẽ mất dần nữ tính sau những đợt hóa trị và phẫu thuật, có lẽ còn đau đớn hơn.
Với Trường, anh hiểu, căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vợ chồng của anh, và việc nó đến quá đột ngột, khi vợ chồng anh bên nhau chưa lâu, quả là một cú sốc lớn. Chưa ai dám chắc vợ chồng anh còn bên nhau được bao nhiêu năm, căn bệnh ung thư sẽ tàn phá người vợ xinh đẹp của anh thế nào, nhưng Trường bảo, tất cả những điều đó chẳng quan trọng, bởi "ta sống với nhau lâu bao nhiêu không quan trọng bằng sống với nhau thế nào. Chỉ cần sống trọn vẹn yêu thương từng giây phút còn bên nhau, thế là đủ".
Mình bắt đầu bỏ hết bệnh án, kết quả của vợ ra xem lại, lên mạng xem kết luận đó nghĩa là như thế nào. Ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, mình tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng, tìm kiếm những người bệnh đã từng được điều trị và ổn định, tranh thủ bất cứ lúc nào có thời gian, kể cả khi đang ở công ty. Đầu óc mình càng rối bời hơn khi có quá nhiều thông tin trái chiều..."
Anh không để mình buồn lâu, nhanh chóng vực dậy tinh thần và trở thành người hỗ trợ, chỗ dựa cho vợ trong những ngày tháng khó khăn.
Sau những giây phút chếnh choáng ngỡ như sụp đổ, xót vợ xinh đẹp,
còn trẻ tuổi mà mắc bệnh nặng; thương con trai còn quá nhỏ chưa kịp hiểu
chuyện gì; đau lòng khi nghĩ đến hôn nhân chưa tròn 3 năm, anh Trường
tự vực tinh thần mình dậy. Anh âm thầm tìm hiểu thông tin, tìm đến Thủy
Bốp – mẹ đơn thân đã kiên cường chiến đấu với ung thư vú và trở thành
cảm hứng sống cho nhiều bệnh nhân K khác để hỏi kinh nghiệm chăm sóc và chữa bệnh.
Đôi bàn tay của anh dịu dàng chăm sóc vợ, chú ý từng món ăn, cốc nước, vì anh hiểu trong thời gian truyền hóa chất, bệnh nhân ung thư thường nhạy cảm với mùi; anh tự tay cắt tóc cho vợ sau khi hóa trị, tự tay đi mua cả một bộ sưu tập mũ cho vợ và cho mình cùng đội… tất cả không chỉ bởi vì tình yêu, mà còn là sự đồng hành, niềm khâm phục với người chung chăn gối với mình.
Anh chăm chút cho vợ từng chút một, vững chãi và bền bỉ đúng như chất rock "máu lửa" cháy trong cả hai.
Loan khoe, gần đây anh có những hành động rất đáng yêu như mua tặng cô cả một bộ sưu tập mũ, mua cho vợ điện thoại mới để tiện nhắn tin, online cho qua thời gian đằng đẵng ở viện truyền hóa chất. Hay mới đây nhất, hôm Trần Lập mở show diễn, như một lời động viên những bệnh nhân K, biết vợ thích đi, anh âm thầm nhắn tin cho Ban tổ chức, nhờ thu xếp cho vợ một chỗ ngồi an toàn, vì hôm đó, cô đang truyền hóa chất đợt 4. Những hành động nho nhỏ mà đầy ắp yêu thương ấy đã khiến Loan “cảm thấy còn được chồng yêu hơn hồi mới cưới” và “có động lực để vui sống, sống trọn vẹn những ngày tháng cuộc đời, dù có dài hay ngắn”, như lời cô tâm sự.
Còn anh, hỏi đó có phải vì anh còn yêu vợ và lãng mạn hơn cả hồi mới kết hôn, anh chỉ cười buồn: "Mình chẳng biết những hành động ấy có lãng mạn hay không, mình chỉ nghĩ, giờ Loan cạo tóc rồi, đội mũ là chuyện chắc chắn phải làm, nhưng phụ nữ cần điệu đà, nên phải mua nhiều cái. Điện thoại cũ của cô ấy thì mau hết pin, mà đi truyền cả ngày không có gì giải trí cũng chán, nên mình mua, thế thôi. Còn đúng là so với hồi mới lập gia đình, giờ chúng mình yêu nhau hơn thật, vì khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, có những khi mình hơi cộc cằn, rồi căng thẳng, đâu phải lúc nào cũng ngọt ngào, lãng mạn như hồi mới yêu".
Đôi bàn tay của anh dịu dàng chăm sóc vợ, chú ý từng món ăn, cốc nước, vì anh hiểu trong thời gian truyền hóa chất, bệnh nhân ung thư thường nhạy cảm với mùi; anh tự tay cắt tóc cho vợ sau khi hóa trị, tự tay đi mua cả một bộ sưu tập mũ cho vợ và cho mình cùng đội… tất cả không chỉ bởi vì tình yêu, mà còn là sự đồng hành, niềm khâm phục với người chung chăn gối với mình.
Anh chăm chút cho vợ từng chút một, vững chãi và bền bỉ đúng như chất rock "máu lửa" cháy trong cả hai.
Loan khoe, gần đây anh có những hành động rất đáng yêu như mua tặng cô cả một bộ sưu tập mũ, mua cho vợ điện thoại mới để tiện nhắn tin, online cho qua thời gian đằng đẵng ở viện truyền hóa chất. Hay mới đây nhất, hôm Trần Lập mở show diễn, như một lời động viên những bệnh nhân K, biết vợ thích đi, anh âm thầm nhắn tin cho Ban tổ chức, nhờ thu xếp cho vợ một chỗ ngồi an toàn, vì hôm đó, cô đang truyền hóa chất đợt 4. Những hành động nho nhỏ mà đầy ắp yêu thương ấy đã khiến Loan “cảm thấy còn được chồng yêu hơn hồi mới cưới” và “có động lực để vui sống, sống trọn vẹn những ngày tháng cuộc đời, dù có dài hay ngắn”, như lời cô tâm sự.
Còn anh, hỏi đó có phải vì anh còn yêu vợ và lãng mạn hơn cả hồi mới kết hôn, anh chỉ cười buồn: "Mình chẳng biết những hành động ấy có lãng mạn hay không, mình chỉ nghĩ, giờ Loan cạo tóc rồi, đội mũ là chuyện chắc chắn phải làm, nhưng phụ nữ cần điệu đà, nên phải mua nhiều cái. Điện thoại cũ của cô ấy thì mau hết pin, mà đi truyền cả ngày không có gì giải trí cũng chán, nên mình mua, thế thôi. Còn đúng là so với hồi mới lập gia đình, giờ chúng mình yêu nhau hơn thật, vì khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, có những khi mình hơi cộc cằn, rồi căng thẳng, đâu phải lúc nào cũng ngọt ngào, lãng mạn như hồi mới yêu".
Với Trường, anh hiểu, căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vợ chồng của anh, và việc nó đến quá đột ngột, khi vợ chồng anh bên nhau chưa lâu, quả là một cú sốc lớn. Chưa ai dám chắc vợ chồng anh còn bên nhau được bao nhiêu năm, căn bệnh ung thư sẽ tàn phá người vợ xinh đẹp của anh thế nào, nhưng Trường bảo, tất cả những điều đó chẳng quan trọng, bởi "ta sống với nhau lâu bao nhiêu không quan trọng bằng sống với nhau thế nào. Chỉ cần sống trọn vẹn yêu thương từng giây phút còn bên nhau, thế là đủ".