Giò me là một đặc sản của Nghệ An, được người dân cả nước rất ưa chuộng. Với nhiều người vùng miền khác thường nghĩ giò me chắc có liên quan tới quả... me. Nhưng sự thật giò me được làm từ thịt và da bê cùng với nhiều nguyên liệu và gia vị khác. Tên gọi giò me là cách gọi của người địa phương.

Dù còn một tháng nữa mới đến tết Nguyên đán nhưng thực khách thập phương đã tìm đến các cơ sở sản xuất giò me ở Nghệ An để đặt hàng rất đông.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 1.

Giò me Nam Nghĩa

Anh Nam quê ở xã Nam Nghĩa (Nam Đàn) cho biết trước đây anh làm nghề bán thịt bò nhưng nhận thấy món giò me ngon, lạ, ngày càng thu hút thực khách nên anh quyết định chuyển nghề. Sau 10 năm gắn bó với nghề làm giò me, hiện tại anh đã là chủ một cơ sở sản xuất giò me có tiếng.

Những ngày giáp Tết này, anh Nam cho biết xưởng của anh làm hết công suất cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của khách. "Món này được khách ở Hà Nội và TP.HCM rất ưa chuộng. Nhiều người đặt mua để làm quà biếu. Đại lý của chúng tôi ở các TP lớn đều đặt hàng liên tục". anh Nam cho biết.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 2.

Thịt bê được ướp từ các gia vị gia truyền

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 3.

Giò me Nam Nghĩa (me: là tiếng địa phương dùng để gọi tên con bê) thực chất được làm từ thịt, bì bê dưới 1 năm tuổi được nuôi ở xã Nam Nghĩa (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trứng và các gia vị gia truyền. Giò được hấp bằng củi trong nồi gang với thời gian nghiêm ngặt.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 4.

Giò me có lớp ngoài bao bọc bởi keo bì giòn

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 5.

Khi giò chín sẽ được vớt ra, để nguội sau đó sẽ được gói bằng giấy màu trắng hoặc màu xanh thùy theo yêu cầu của khách hàng từng vùng miền.

Giá của loại giò đặc biệt này hầu như không thay đổi cho dù có bán "cháy hàng". Theo chủ cơ sở sản xuất giò me này cho hay, hàng xuất đi các tỉnh chủ yếu được đóng gói trong các thùng xốp, hàng theo xe đi trong ngày. "Với những đơn lẻ, số lượng ít, chúng tôi đóng gói cẩn thận gửi theo đường bưu điện chuyển phát nhanh", ông chủ cơ sở sản xuất giò me chia sẻ.

Giò me để được từ 3-5 ngày và tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 6.

Cây giò sau khi hoàn tất sẽ được bảo quản trong tủ mát hoặc tủ lạnh một thời gian nhất định rồi mới xuất đi.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 7.

Quy trình làm giò me

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 8.

Anh Nam bên thành phẩm giò me của mình

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 9.

Mỗi kg giò me như vậy được bán với giá 200 đến 220 nghìn đồng.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 10.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 11.

Anh Nam cho biết, mỗi ngày xưởng xuất ra từ 60 đến 100kg cho các mối ở TP như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM. Chỉ còn một tháng nữa đến tết nên lượng khách đặt hàng rất nhiều. Có ngày phải xuất đi cả tạ giò me. Ngoài những thợ thủ công lành nghề, anh còn phải nhờ thêm người thân để đẩy nhanh tiến độ.

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 12.

"Mùa xuân là đông khách nhất và cũng là mùa bận rộn, vất vả nhất. Xưởng vừa sản xuất phục vụ lễ Tết, lễ cưới, lễ hội...

Sát Tết, giò me Nghệ An làm mỏi tay vẫn không đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sài Gòn - Ảnh 13.

Giò me đang trên đường đến các đại lý để phục vụ Tết nguyên đán.