Vì thế, các nhà sản xuất đua nhau cho ra đời đủ loại sản phẩm: sữa cho bà bầu, vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng, kẹo, bánh cho bà bầu… Thế là, ngoài việc bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ, các bà bầu còn tự ý xài thêm đủ thứ thuốc bổ, sữa, thực phẩm chức năng… với suy nghĩ “càng bổ càng tốt” mà không biết rằng thừa hay thiếu đều có thể dẫn tới kết quả đáng buồn.
Rối loạn vì thừa, thiếu
Bác sĩ Lương Thanh Bình, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng sắt và canxi từ người mẹ để tạo máu và xương cho sự lớn lên.
Vì vậy, thai phụ thường bị thiếu sắt và canxi. Phụ nữ mang thai có nhu cầu khoảng 1.200 mg canxi/ ngày và 600 mg sắt/ ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các chị em mang bầu thường dùng thêm sắt và canxi dạng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tự bổ sung thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ không kiểm soát được cơ thể đang thừa hay thiếu chất, dẫn đến một số rối loạn:
- Thiếu sắt: Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Còn người mẹ thì có thể bị thiếu máu, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thừa sắt (do bổ sung quá mức cần thiết): Việc thừa sắt có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ.
Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Người mẹ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng…
Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi dùng sắt quá liều. Cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
- Thiếu canxi: Thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút. Trường hợp nặng có thể gây co giật do hạ canxi máu.
- Thừa canxi: Thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng sắt và canxi từ người mẹ để tạo máu và xương cho sự lớn lên.
Vì vậy, thai phụ thường bị thiếu sắt và canxi. Phụ nữ mang thai có nhu cầu khoảng 1.200 mg canxi/ ngày và 600 mg sắt/ ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các chị em mang bầu thường dùng thêm sắt và canxi dạng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tự bổ sung thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ không kiểm soát được cơ thể đang thừa hay thiếu chất, dẫn đến một số rối loạn:
- Thiếu sắt: Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Còn người mẹ thì có thể bị thiếu máu, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thừa sắt (do bổ sung quá mức cần thiết): Việc thừa sắt có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ.
Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Người mẹ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng…
Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi dùng sắt quá liều. Cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
- Thiếu canxi: Thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút. Trường hợp nặng có thể gây co giật do hạ canxi máu.
- Thừa canxi: Thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
Thiếu sắt liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở mẹ
Bác sĩ – Thạc sĩ Phan Bích Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Khám – Tư vấn Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng
Nếu việc cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi dự trữ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng canxi cho thai, dẫn đến các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng (có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành).
Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng. Trẻ có các cơn khóc tím tái cho do thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết.
Dù hội chứng thừa canxi do khẩu phần ăn quá nhiều canxi là rất hiếm, nhưng nếu thai phụ bổ sung quá nhiều alkali (kiềm) hàng ngày (hội chứng sữa kiềm – milk alkali syndrome) thì có thể xảy ra tình trạng thừa canxi, bao gồm các dấu hiệu: co cứng cơ, táo bón, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn trí nhớ, hôn mê và có thể tử vong.
Việc bổ sung quá nhiều canxi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số yếu tố vi lượng cần thiết khác, đặc biệt là sắt.
Nếu thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm sữa hàng ngày mà muốn dùng thêm canxi dạng thuốc, các bà bầu cần có chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu, thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở thai phụ, sản phụ, làm gia tăng các tai biến sản khoa, nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh. Bổ sung sắt bằng chế độ ăn sẽ dễ kiểm soát và an toàn hơn bổ sung dạng thuốc.
Tuy nhiên, các bà bầu vẫn thường phải dùng thêm sắt dạng thuốc, nhưng nếu tự bổ sung mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt, gây tổn thương các cơ quan như: xơ gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.
Thừa sắt, mẹ có thể bị sạm da, xơ gan
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Thiếu canxi khi mang thai sẽ khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị mệt mỏi, thoái hóa xương sớm, mọc gai xương, lõm xương và gây mất xương.
Người mẹ còn bị tổn thương răng, mẻ răng, vỡ răng, đau lưng và đau hông. Còn thai nhi sau khi chào đời sẽ bị còi xương, xương mềm.
Thừa canxi khiến hoóc môn tạo nồng độ canxi trong máu người mẹ cao. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ uống ít nước, canxi không đào thải được qua nước tiểu, có thể gây sỏi thận, ngoài ra còn gây tổn thương đường ruột, ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Khi mang thai, nếu bà bầu bị thiếu sắt sẽ dẫn đến đẻ non, dị dạng bào thai. Vì thế, trong những tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo các bà bầu phải uống sắt đầy đủ. Nhưng nếu thừa sắt thì lại ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn cả con.
Nếu mẹ uống thừa sắt và đứa trẻ hấp thu chất từ cơ thể mẹ bị dư thừa thì khi chào đời mông thường bị xanh từng mảng. Tuy nhiên, đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn. Còn cơ thể mẹ nếu thừa sắt có thể bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, hoặc gây sạm da.
Bác sĩ – Thạc sĩ Phan Bích Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Khám – Tư vấn Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng
Nếu việc cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi dự trữ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng canxi cho thai, dẫn đến các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng (có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành).
Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng. Trẻ có các cơn khóc tím tái cho do thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết.
Dù hội chứng thừa canxi do khẩu phần ăn quá nhiều canxi là rất hiếm, nhưng nếu thai phụ bổ sung quá nhiều alkali (kiềm) hàng ngày (hội chứng sữa kiềm – milk alkali syndrome) thì có thể xảy ra tình trạng thừa canxi, bao gồm các dấu hiệu: co cứng cơ, táo bón, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn trí nhớ, hôn mê và có thể tử vong.
Việc bổ sung quá nhiều canxi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số yếu tố vi lượng cần thiết khác, đặc biệt là sắt.
Nếu thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm sữa hàng ngày mà muốn dùng thêm canxi dạng thuốc, các bà bầu cần có chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu, thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở thai phụ, sản phụ, làm gia tăng các tai biến sản khoa, nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh. Bổ sung sắt bằng chế độ ăn sẽ dễ kiểm soát và an toàn hơn bổ sung dạng thuốc.
Tuy nhiên, các bà bầu vẫn thường phải dùng thêm sắt dạng thuốc, nhưng nếu tự bổ sung mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt, gây tổn thương các cơ quan như: xơ gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.
Thừa sắt, mẹ có thể bị sạm da, xơ gan
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Thiếu canxi khi mang thai sẽ khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị mệt mỏi, thoái hóa xương sớm, mọc gai xương, lõm xương và gây mất xương.
Người mẹ còn bị tổn thương răng, mẻ răng, vỡ răng, đau lưng và đau hông. Còn thai nhi sau khi chào đời sẽ bị còi xương, xương mềm.
Thừa canxi khiến hoóc môn tạo nồng độ canxi trong máu người mẹ cao. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ uống ít nước, canxi không đào thải được qua nước tiểu, có thể gây sỏi thận, ngoài ra còn gây tổn thương đường ruột, ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Khi mang thai, nếu bà bầu bị thiếu sắt sẽ dẫn đến đẻ non, dị dạng bào thai. Vì thế, trong những tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo các bà bầu phải uống sắt đầy đủ. Nhưng nếu thừa sắt thì lại ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn cả con.
Nếu mẹ uống thừa sắt và đứa trẻ hấp thu chất từ cơ thể mẹ bị dư thừa thì khi chào đời mông thường bị xanh từng mảng. Tuy nhiên, đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn. Còn cơ thể mẹ nếu thừa sắt có thể bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, hoặc gây sạm da.