Tối ngày 8/8/2008, cả thế giới hướng về theo dõi Lễ Khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh tại Sân vận động Tổ chim tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Bên cạnh rất nhiều màn đồng diễn hoành tráng thì màn trình diễn mở màn ca khúc "Bài ca tổ quốc" của cô bé 9 tuổi Lâm Diệu Khả được chú ý hơn cả. Tiết mục được truyền hình trực tiếp đến hơn 2 tỷ người trên khắp hành tinh tạo nên hiệu hứng mạnh mẽ, giúp Lâm Diệu Khả trở thành "thiên thần Olympic" ngay sau đêm diễn.

Tuy nhiên không lâu sau đó, người phụ trách âm nhạc cho đêm khai mạc là đạo diễn Trần Kỳ Cường đã công bố một sự thật khiến người dân Trung Quốc và thế giới vô cùng phẫn nộ. Hóa ra, người sở hữu giọng ca thiên thần mà mọi người được nghe tại đêm Khai mạc Olympic Bắc Kinh là Dương Bái Nghi - một bé gái không có ngoại hình xuất sắc, còn Lâm Diệu Khả được chọn để hát nhép vì có ngoại hình sáng sân khấu.

Sau 15 năm, 2 bé gái trong vụ hát nhép thế kỷ tại Olympic 2008 có số phận khác biệt: Người thành công nhờ thực lực, người bị thị phi bủa vây, chật vật tìm cơ hội tỏa sáng - Ảnh 2.

Có thể nói, Tổng đạo diễn Trương Nghệ Mưu và ê-kíp đã có "màn hoán đổi thế kỷ" giúp màn khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 thành công ngoài mong đợi nhưng lại khiến cuộc đời của 2 cô gái nhỏ thay đổi rất lớn. Ê-kíp chương trình sau đó đã bị chỉ trích vì lừa dối khán giả và sự phân biệt về ngoại hình của 2 bé gái. 

Lâm Diệu Khả từ cô em bé xinh xắn có chất giọng mê đắm lòng người thường bị công kích và gắn mác là kẻ cướp vinh quang của người khác. Còn Dương Bái Nghi thì thường xuyên bị soi mói đời tư và nhận về ánh mắt thông cảm cũng như tiếc nuối từ khán giả. 15 năm sau bê bối hát nhép, cuộc sống của cả hai đã có những ngã rẽ trái ngược khiến nhiều người bất ngờ.

Lâm Diệu Khả trở thành "công cụ kiếm tiền" của mẹ, chật vật tìm lại hào quang

Lâm Diệu Khả sinh năm 1999. Sinh ra trong một gia đình khá giả, cô bé được bố mẹ cho theo đuổi nghệ thuật, học hát và nhảy từ rất sớm. Vụt sáng trở thành sao nhí số 1 Trung Quốc chỉ sau một đêm, Diệu Khả liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình, nhận được các hợp đồng quảng cáo béo bở và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. "Thiên thần Olympic" được đà lấn sân sang mảng diễn xuất và ít nhiều để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả. Mẹ của cô bé thậm chí đã nghỉ việc để trở thành người đại diện và đồng hành cùng con gái.

Năm 2012, khi sự thật về màn trình diễn tỏa sáng năm xưa bị phanh phui là hát nhép, khán giả bắt đầu quay lưng với Lâm Diệu Khả dù cô và gia đình đều ở thế bị động và vô tội trong vụ việc này. Trong phút chốc, từ thiên thần được tung hô, Lâm Diệu Khả bị nhiều người ghét bỏ và trở thành nạn nhân của bạo lực mạng. Điều này khiến cô bé dường như suy sụp trong thời gian dài. 

Sau 15 năm, 2 bé gái trong vụ hát nhép thế kỷ tại Olympic 2008 có số phận khác biệt: Người thành công nhờ thực lực, người bị thị phi bủa vây, chật vật tìm cơ hội tỏa sáng - Ảnh 3.

Đáng buồn hơn, Lâm Diệu Khả còn bị chính mẹ đẻ coi là "công cụ kiếm tiền" và kiểm soát hoàn toàn cuộc sống. Vì tham gia quá nhiều hoạt động giải trí nên cô bé không có thời gian đi học. Hơn nữa, việc bận rộn với lịch trình dày đặc cùng những nghệ sĩ lớn hơn tuổi khiến cô bé dường như mất dần tuổi thơ. 

Theo Sohu, mẹ của Lâm Diệu Khả còn ép cô phải ký những hợp đồng công việc không phù hợp với độ tuổi khiến cô bị dư luận chỉ trích. Khi được các nghệ sĩ trong giới giải trí lên tiếng về cách quản lý con cái, bà thấm chí còn bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo và càng kiểm soát con gái mình nhiều hơn. Không chịu được áp lực, năm 16 tuổi, Lâm Diệu Khả sang Úc du học và rời xa ánh đèn sân khấu. 

Sau 15 năm, 2 bé gái trong vụ hát nhép thế kỷ tại Olympic 2008 có số phận khác biệt: Người thành công nhờ thực lực, người bị thị phi bủa vây, chật vật tìm cơ hội tỏa sáng - Ảnh 4.

Năm 2021, "cô bé Olympic" tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Nam Kinh, khoa Diễn xuất. Dù vẫn tiếp tục theo đuổi nghệ thuật nhưng từ đó đến nay, Lâm Diệu Khả vẫn không có cú lội ngược dòng nào để có thể tìm về ánh hào quang ngày xưa.

Có lẽ vì khi trưởng thành, cô không còn giữ được sắc vóc xinh đẹp thủa bé, cộng với gu ăn mặc già dặn, tài năng không nổi bật nên "thiên thần Olympic" năm nào không còn được khán giả yêu thích và chú ý nữa. Nhiều năm qua, cô nỗ lực tham gia đóng phim nhưng tất cả chỉ dừng lại ở những vai phụ.

Dương Bái Nghi sống theo đam mê, thành công nhờ thực lực 

Dương Bái Nghi sinh năm 2001 trong một gia đình bình thường ở Bắc Kinh. Thấy con gái nhỏ yêu thích ca hát và mong muốn trở thành ca sĩ nên bố mẹ đã gửi Bái Nghi đến một học viện âm nhạc để theo học. 

Với giọng hát trong trẻo và đầy cảm xúc, năm 2008, Dương Bái Nghi được cha mẹ cho tham gia cuộc thi tuyển và được trở thành giọng hát mở màn cho đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008. Tuy nhiên sau đó, người đứng ra sân khấu lại là Lâm Diệu Khả còn Dương Bái Nghi đứng sau cánh gà và thể hiện giọng hát của mình. 

Sau khi sự việc được phanh phui, nhiều khán giả đều tỏ ra tiếc nuối cho cô gái nhỏ tài năng. Họ còn cho rằng ánh hào quang và sự nổi tiếng của Lâm Diệu Khả đáng ra phải thuộc về Bái Nghi mới đúng.

Sau 15 năm, 2 bé gái trong vụ hát nhép thế kỷ tại Olympic 2008 có số phận khác biệt: Người thành công nhờ thực lực, người bị thị phi bủa vây, chật vật tìm cơ hội tỏa sáng - Ảnh 5.

Tuy nhiên, bố mẹ của Dương Bái Nghi không mấy quan tâm về điều đó. Họ từ chối các buổi phỏng vấn và bảo vệ con gái trước sự soi mói đa chiều của dư luận. Theo Baidu, năm 2009, Dương Bái Nghi trở thành ca sĩ nhí khi ký hợp đồng với công ty giải trí Kim Bài Đại Phong. Năm 2012, Dương Bái Nghi được lựa chọn để biểu diễn bài hát Bắc Kinh chào đón bạn cùng với 21 bạn nhỏ khác và tham gia một số sự kiện lớn nhỏ khác.

Khác với bố mẹ Lâm Diệu Khả, dù được đánh giá cao về tài năng song bố mẹ của Dương Bái Nghi không muốn con gái của mình quá nổi tiếng và vẫn muốn cô có một tuổi thơ như bao bạn bè đồng trang lứa. Ngoại trừ ca hát, gia đình Dương Bái Nghi muốn con gái tập trung việc học và quan tâm phát triển toàn diện về văn hóa.

Năm 2013, Dương Bái Nghi trúng tuyển vào trường trung học trực thuộc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Năm 2017, cô tham gia cuộc thi USAD China - cuộc thi thử thách học vấn và kỹ năng tổng hợp của học sinh trung học với 10 bài thi trên các lĩnh vực kiến thức khác nhau. Bằng tài năng của mình, cô lọt vào vòng chung kết được tổ chức tại Mỹ. Năm 2019, Bái Nghi đã dẫn dắt đội giành chiến thắng trong Cuộc thi điền kinh quốc gia NEC, đồng thời cô ấy cũng giành được huy chương vàng trong phần thi cá nhân.

Sau 15 năm, 2 bé gái trong vụ hát nhép thế kỷ tại Olympic 2008 có số phận khác biệt: Người thành công nhờ thực lực, người bị thị phi bủa vây, chật vật tìm cơ hội tỏa sáng - Ảnh 6.

Ở tuổi 20, Dương Bái Nghi lựa chọn con đường học vấn, đi du học và vẫn đứng trên sân khấu biểu diễn khi có cơ hội như một niềm vui trong cuộc sống. Cô không đặt nặng việc được biết đến hay nổi tiếng mà chỉ hát như một cách để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Khác với vẻ ngoài đáng yêu khi còn nhỏ, Dương Bái Nghi khi lớn lên trưởng thành và có cá tính hơn trong cách trang điểm và ăn mặc. Khán giả mừng cho cô gái nhỏ năm nào vì đã có một tương lai tươi sáng. Đồng thời cũng đánh giá cao cách giáo dục con cái của cha mẹ Dương Bái Nghi.