Một người đàn ông giấu danh tính, 29 tuổi ở Trung Quốc được vợ đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy hiểm, tay chân sưng phù, đi tiểu ra máu. Sau khi tiến hành các cuộc kiểm tra có liên quan, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy thận. Người vợ không tin vào kết quả này, vì họ vừa mới trải qua đêm tân hôn rất nồng nhiệt.

Sau khi tra hỏi nhiều lần, chàng trai này mới dám thừa nhận một sự thật mà anh đã giấu kín từ lâu với vợ mình. Vì anh mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài nên ảnh hưởng đến chức năng đàn ông, nên anh rất kém tự tin và chưa từng có bạn gái.

Sau đêm tân hôn, chàng trai bị vợ đòi ly hôn chỉ vì giấu nhẹm căn bệnh này của mình - Ảnh 1.

Không muốn làm vợ thất vọng, chàng sử dụng thuốc trong thời gian dài gây ra suy thận. (Ảnh minh họa)

Sau khi có bạn gái, cũng là người vợ của anh hiện tại, họ phát sinh việc quan hệ trước hôn nhân. Để che giấu bệnh tình của mình, trước mỗi lần làm "chuyện ấy" anh lại dùng thuốc kéo dài thời gian quan hệ để chứng minh mình vẫn ổn. Anh cũng dự định sau khi kết hôn, nhận được giấy chứng nhận sẽ nói ra sự thật với vợ. Trong đêm tân hôn, anh uống thêm một ít thuốc vì sợ vợ không hài lòng khả năng giường chiếu của mình.

Đêm tân hôn của 2 người diễn ra suôn sẻ, sau khi ân ái xong, anh vào nhà vệ sinh và phát hiện mình đi tiểu ra máu. Anh đoán rằng, có lẽ là liên quan đến việc uống thuốc trước đó nên vội vàng nói vợ đưa mình đến bệnh viện.

Sau khi nghe những lời thú nhận của chồng, vợ anh rất tức giận, cho rằng đây là một cuộc hôn nhân dối trá và đòi ly hôn.

Vì sao bệnh tiểu đường lại gây suy thận?

Khi lượng đường trong máu tăng cao, các dây thần kinh ngoại biên sẽ bị rối loạn cảm giác, cảm giác hưng phấn giảm sút. Bệnh tiểu đường nếu phát hiện sớm trong giai đoạn đầu, cần kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết.

Khi phát hiện bệnh, bạn không được tuỳ tiện sử dụng các loại thuốc nội tiết tố, đặc biệt là các loại thuốc có chứa thành phần kích thích mạnh, nó rất gây hại cho thận và nhiều cơ quan khác. Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau có độc tính cao, tăng gánh nặng trong quá trình thận đào thải độc tố ra ngoài, nếu lạm dụng sẽ dễ gây suy thận.

Ở bệnh nhân bị tiểu đường, có 4 biểu hiện cho thấy bệnh suy thận sắp xảy ra:

- Cơ thể phù nề

Khi bị suy thận, các chi trên cơ thể sẽ bị sưng phù, thường xuất hiện ở mắt cá chân và mặt trước, sau đó lan rộng ra toàn thân. Nếu phần da chỗ bị sưng khi ấn tạo thành vết lõm khó phục hồi lại ban đầu, lúc này chúng ta phải chú ý, có thể do lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến chức năng bình thường của thận.

Sau đêm tân hôn, chàng trai bị vợ đòi ly hôn chỉ vì giấu nhẹm căn bệnh này của mình - Ảnh 1.

- Thường xuyên tỉnh giấc, dậy sớm, cơ thể mệt mỏi

Đối với những người khỏe mạnh, họ tràn đầy năng lượng khi dậy sớm. Nhưng một khi thận không tốt, sau khi dậy sớm rất dễ xuất hiện tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi. Đó là do thận không tốt, chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Một khi bạn đã ngủ đủ giấc nhưng tình trạng này vẫn xuất hiện, đó là do thận có vấn đề.

- Nước tiểu bất thường

Nếu nước tiểu bỗng nhiên có màu sắc hoặc trạng thái bất thường, bạn cần phải cẩn thận. Nhìn chung, nước tiểu bất thường do thận gây ra có biểu hiện như có bọt, mùi tương đối nồng. Việc tăng hoặc giảm đột ngột lượng nước tiểu cũng là các triệu chứng bất thường về thận.

- Buồn nôn và nôn

Ở giai đoạn đầu của bệnh nhiễm độc niệu, do các chất độc trong nước tiểu bị giữ lại trong cơ thể nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa. Điều này dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn xuất hiện. Trong một số trường hợp nặng có thể gây chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Để giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa biến chứng cần ghi nhớ 4 điều:

1. Kiểm soát chế độ ăn

Có câu nói: "Bệnh từ miệng mà vào", nếu không kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy, việc lựa chọn một số thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết như yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc thô chứa nhiều chất xơ nên là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, bạn cần giảm thực phẩm đã qua chế biến như đồ chiên rán, bánh ngọt…

Sau đêm tân hôn, chàng trai bị vợ đòi ly hôn chỉ vì giấu nhẹm căn bệnh này của mình - Ảnh 2.

Tiểu đường có thể gây suy thận nếu ăn uống vô tội vạ.

2. Kiểm soát tâm lý

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiếp xúc với mức độ căng thẳng cao hơn trong công việc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 45% so với những người ít căng thẳng hơn trong công việc. Trên thực tế, những nhà quản lý, lãnh đạo thường có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

3. Chú trọng giấc ngủ

Hầu hết những người bị tiểu đường thường có vấn đề về giấc ngủ. Vì thế, bạn cần đảm bảo bản thân ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, như vậy ngày hôm sau sẽ có tinh thần làm việc tốt hơn, năng lượng tràn trề. Thay đổi thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là điều rất quan trọng.

4. Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Khi biết bản thân mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát nó mỗi ngày và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Việc kiểm tra định lý là cách tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Theo Healthline, 163