Sáng ngày cuối tuần, người dân TP. HCM ồ ạt ra bến xe nhận đồ tiếp tế từ gia đình

Người dân đến nhận đồ tiếp tế từ gia đình đông nghẹt các bến xe

Ghi nhận tại bến xe Miền Đông, 1 trong những bến xe lớn nhất TP.HCM sáng ngày 28-3, ngay sau khi áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển. Nhìn chung, số lượng người đến bến xe để về quê hoặc di chuyển đã giảm thiểu đáng kể so với những ngày thường.

Tuy nhiên, tại khu vực giao nhận hàng hoá của bến xe thì lượng người lại đông đến bất ngờ, đa phần là do người nhà gửi hàng hoá "tiếp tế" từ dưới quê.

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 2.

Các bến xe đông nghẹt người đến nhận hàng tiếp tế từ gia đình.

Khắp bãi đỗ xe của bến, các xe khách lên xuống tấp nập, nhưng thay vì chở khách hàng di chuyển thì lại là vận chuyển các thùng, kiện hàng hoá.

Ngay lối ra vào khu vực giao nhận hàng hoá, các phương tiện giao thông ùn ứ, nối tiếp nhau gây hiện tượng tắc nghẽn, nhiều người dân phải chờ đợi mất khá nhiều thời gian để vào được khu vực nhận hàng.

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 3.

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 4.

Các thùng, kiện hàng hoá bày la liệt khắp bến xe chờ giao dịch.

Đa phần các thùng, kiện hàng hoá bày la liệt tại đây đều là thực phẩm. Nhiều người dân cho biết, mặc dù TP.HCM vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tuy nhiên bắt nguồn từ sự lo lắng của gia đình nên họ vẫn gửi số lượng lớn thực phẩm cho người thân đang sinh sống và làm việc tại thành phố.

Anh Tài (sinh sống tại quận Bình Thạnh) cho rằng việc gửi thực phẩm tiếp tế này cũng góp phần giúp người dân hạn chế ra đường trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.

"Số lượng thực phẩm gia đình gửi lên có thể dùng trong khoảng thời gian khá lâu, việc này giúp người dân hạn chế đi lại tối đa và có thể an tâm ở nhà hơn".

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 5.

Các tài xế xe khách tại bến xe cũng chia sẻ lượng hàng hoá ngày hôm nay, sau khi áp dụng biện pháp hạn chế, tăng lên bất ngờ. Hầu hết hàng hoá đều là thực phẩm do nhiều gia đình chuyển lên cho người thân. 

Không chỉ các loại thực phẩm mà đồ đông lạnh cũng chiếm số lượng khá lớn, các thùng xốp được đóng gói cẩn thận xếp đầy bãi đỗ xe chờ giao dịch.

Giảm 50% lượng khách trên 1 chuyến xe bus, từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang

Đối với vận tải hành khách tuyến cố định, TP.HCMHCM sẽ giảm 60% tất cả các tuyến từ thành phố đến các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 28-3 đến hết ngày 15-4.

Tất cả các tuyến xe bus được yêu cầu chở không quá 50% sức chứa của xe, tức là mỗi chuyến xe bus không được chở quá 20 người.

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 6.

Giảm 50% lượng khách trên mỗi chuyến xe bus.

Hành khách trên xe cũng được yêu cầu mang khẩu trang đầy đủ và bắt buộc phải khai báo y tế. Khách hàng sẽ được sắp xếp ngồi xen kẽ, không ngồi chung 1 ghế như trước đây, như vậy từ ghế này sang ghế khác khoảng cách đã đảm bảo hơn 1m.

Anh Phúc - tiếp viên xe bus đã chia sẻ yêu cầu về vận chuyển khách hàng trên xe bus để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

"Trước khi khách hàng lên xe, quản lý xe sẽ để ý khách hàng và nhắc nhở họ mang khẩu trang, trong trường hợp khách quên không mang sẽ được yêu cầu đi mua hoặc đợi chuyến xe sau. Bởi vì nếu họ không mang khẩu trang thì hành khách khác ngồi kế bên họ cũng không có chịu".

Sau khi áp dụng biện pháp hạn chế:  Đông nghẹt người đến nhận đồ "tiếp tế" tại các bến xe, các chuyến xe bus từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang - Ảnh 7.

Từ chối khách hàng không sử dụng khẩu trang.

Không chỉ vậy, tại các cửa lên xuống xe bus đều có chuẩn bị sẵn nước rửa tay sát khuẩn, quản lý cũng như tiếp viên trên xe sẽ yêu cầu hành khách bắt buộc phải rửa tay trước khi vào ghế ngồi để di chuyển.

"Từ ngày có dịch thì lượng khách di chuyển cũng đã giảm đi, bản thân chúng tôi cũng không thể biết được ai có bệnh hay không. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, chúng tôi bắt buộc phải yêu cầu hành khách thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch trước khi lên xe", anh Phúc cho biết.

 - Ảnh 1.